Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Campuchia và Nga sẽ ký thỏa thuận về năng lượng hạt nhân

 Campuchia và Nga sắp ký một thỏa thuận về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình tại thủ đô Moscow.
Phát biểu sau cuộc gặp ngày 30/3 với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Ouch Borith tại thủ đô Phnom Penh, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov cho biết, trong năm nay, hai nước sẽ ký 7 thỏa thuận hợp tác, trong đó có thỏa thuận về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.
campuchia va nga se ky thoa thuan ve nang luong hat nhan hinh 1
Campuchia và Nga sẽ ký thỏa thuận về năng lượng hạt nhân. Ảnh: Stratfor.
Các thỏa thuận này sẽ được ký tại kỳ họp lần thứ 10 của Ủy ban liên chính phủ Nga-Campuchia vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới tại Moscow.
Tại cuộc gặp, phía Campuchia đề nghị Nga hỗ trợ nâng cấp bệnh viện hữu nghị Khmer – Xô Viết và hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho nhân viên bệnh viện. Đây là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống lâu đời giữa hai nước.
Campuchia là đối tác truyền thống của Liên bang Xô Viết trước đây và liên bang Nga ngày nay ở khu vực Đông Nam Á.
Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1956 và bị gián đoạn năm 1975 khi Khmer Đỏ lên cầm quyền. Sau khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ bị lật đổ vào năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa được thiết lập lại cho đến nay./.
Nguồn: VOV

Thái Lan-Campuchia thiết lập đường dây nóng giữa quân đội hai nước

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon. (Nguồn: gettyimages)

Bộ Quốc phòng Thái Lan cho biết nước này và Campuchia ngày 30/3 nhất trí sẽ mở đường dây nóng giữa quân đội hai nước để thúc đẩy hợp tác. Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp của Ủy ban biên giới chung Thái Lan-Campuchia tại Siam Reap, Campuchia.

Theo Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Thái Lan Kongcheep Tantrawanit, đường dây nóng này sẽ giúp hai bên nhanh chóng liên lạc ở cả cấp chỉ huy chiến lược lẫn cấp chỉ huy tác chiến.

Đây là một trong số nhiều thỏa thuận đạt được tại cuộc họp ở Siam Reap với sự tham gia Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwon và người đồng cấp Tea Banh của Campuchia. 

Tại cuộc họp này, hai bên cũng đã thảo luận về vấn đề gìn giữ hòa bình và hợp tác tuần tra dọc biên giới hai nước.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Thái Lan nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cũng đã khẳng định quan hệ song phương hiện đang ở giai đoạn nồng ấm nhất trong nhiều năm qua và cam kết hợp tác để duy trì quan hệ song phương tốt đẹp./.
Nguồn: VN plus

Bất động sản Viêng Chăn: Nhu cầu nhà ở sẽ tăng mạnh?

Theo nhận định của Savills, nhu cầu nhà ở tại thị trường bất động sản Viêng Chăn, Lào trong tương lại dự kiến sẽ tăng do giao thương quốc tế được mở rộng hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư vào nền kinh tế.
Mặc dù, bức tranh trong quý 4/2016 không quá nổi bật, nhưng vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.Trong những năm gần đây, Lào là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực với tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 7% trong thập kỷ vừa rồi. Lào có nguồn tài nguyên dồi dào, đặc biệt là nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ điện và khoáng sản.
Được biết, năm 2015, Lào đã thu hút được 1.08 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với ngành phổ biến nhất là sản xuất điện và theo sau là nông nghiệp.
Bất động sản Viêng Chăn: Nhu cầu nhà ở sẽ tăng mạnh - ảnh 1 Cùng với đó, Lào đã đạt được những thành công đáng kể trong việc phát triển du lịch khi lượng đóng góp vào GDP của ngành này chỉ đứng thứ hai sau ngành khai thác khoáng sản. Từ năm 2005 đến 2015, lượng khách du lịch đến Lào tăng bình quân 15.6% mỗi năm.
Trong quý 4/2016, tổng nguồn cung bán lẻ hiện đại đạt khoảng 85,200 m2 từ 8 dự án, gần gấp đôi so với năm 2013. Trong đó, quận Chanthabuly có nguồn cung lớn nhất với 55,800 m2, tương đương với 65% thị phần.
Ngoài ra, 13 dự án trong tương lai sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 160,500 m2, phần lớn các dự án đang được xây dựng hoặc lên kế hoạch với quy mô chưa được xác định.
Bất động sản Viêng Chăn: Nhu cầu nhà ở sẽ tăng mạnh - ảnh 2 Với 0.1 m2 bán lẻ/người, mật độ bán lẻ ở Viêng Chăn còn thấp so với các thành phố trong khu vực, thể hiện tiềm năng phát triển của thị trường này trong tương lai. Trong khi đó, ở phân khúc văn phòng, giá thuê tăng khiến công suất thuê giảm. Cụ thể, tính đến hết quý 4/2016, tổng nguồn cung văn phòng Viêng Chăn đạt 52,000 m2 từ 11 dự án.
So với các thành phố Đông Nam Á khác thì thị trường văn phòng Viêng Chăn còn khá nhỏ, chỉ bằng 0.6% của Bangkok, 1% của Jakarta, 3% của TP Hà Nội và TP.HCM, 17% của Yangon và 28% của Phnôm Pênh.
Bất động sản Viêng Chăn: Nhu cầu nhà ở sẽ tăng mạnh - ảnh 3Dự báo trong 2017, quốc gia này sẽ có một dự án tại quận Chanthabuly được tung ra thị trường. Và từ 2018 trở đi, thị trường sẽ đón nhận thêm 8 dự án mới, tuy nhiên quy mô của các dự án này vẫn chưa rõ ràng. Nguồn cầu cho các công ty đến từ Châu Á dự kiến sẽ tăng, do FDI vào Lào chủ yếu đến từ các nước này.
Với phân khúc căn hộ dịch vụ diễn ra một bối cảnh tương đối trái ngược, khi mà công suất cao nhất nhưng giá thuê thấp nhất. Cụ thể, trong quý 4/2016 10 dự án tại 4 quận cung cấp xấp xỉ 515 căn, tăng 3% theo năm. Nguồn cung của Viêng Chăn chỉ chiếm 3% lượng căn của Bangkok, 13% lượng căn của TP Hà Nội và 34% lượng căn của Yangon.
Tính tới Quý 4/2018, 4 dự án mới được ghi nhận tại Vientiane, một trong số đó cung cấp 100 căn. Các chủ đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Việt Nam) và liên doanh giữa Lào và Trung Quốc/Việt Nam.
Bất động sản Viêng Chăn: Nhu cầu nhà ở sẽ tăng mạnh - ảnh 4 Trong quý 4/2016, toàn thị trường Viêng Chăn có 41 khách sạn từ 3 đến 5 sao cung cấp khoảng 3,100 phòng.
Cụ thể, giá thuê phòng trung bình của phân khúc 3 đến 5 sao đạt 63 USD/phòng/đêm, công suất trung bình đạt 74%, doanh thu phòng trung bình đạt 47 USD/phòng/đêm. Nguồn cung lớn làm gia tăng cạnh tranh và giảm giá thuê phòng so với các năm trước. Công suất khách sạn tại Viêng Chăn cao hơn các tỉnh khác do Viêng Chăn là cửa ngõ du lịch của cả nước.
Bất động sản Viêng Chăn: Nhu cầu nhà ở sẽ tăng mạnh - ảnh 5 Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), năm 2016, Lào xếp thứ 7 (trên 184 quốc gia) với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP đạt 6.6%. Đồng thời, trong năm 2017, 3 khách sạn 5 sao với khoảng 560 phòng sẽ gia nhập thị trường.
Trong khi đó, căn hộ để bán lại thiếu hụt nguồn cung với tổng nguồn cung của thị trường quý 4/2016 chỉ đạt xấp xỉ 1,000 căn. Như vậy, thị trường bất động sản Lào đang phát triển nhanh chóng và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và các nước trong khu vực Asean. Vì chưa có luật quy định quyền sở hữu riêng giữa đất và tài sản trên đất nên có ít dự án phát triển căn hộ.
Bất động sản Viêng Chăn: Nhu cầu nhà ở sẽ tăng mạnh - ảnh 6 Giá chào bán dao động từ 1,000 USD – 4,000 USD/m2. Mức giá này ở Viêng Chăn thấp hơn những thành phố khác trong khu vực như tại Yangon, TP.HCM và TP Hà Nội. Những dự án đang bán có tỷ lệ hấp thụ trên 50%. Theo Savills, thị trường căn hộ ở Lào có tiềm năng rất lớn do sự thiếu hụt nguồn cung nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự như ở các thị trường mới nổi khác.
Ở chiều ngược lại, đối với phân khúc biệt thự, nhà liền kề lại thiếu hụt nguồn cầu. Được biết, nguồn cung thị trường biệt thự/liền kề Viêng Chăn đạt 1,119 căn từ 6 dự án, trong số đó biệt thự chiếm 70% tổng nguồn cung. Trong tương lai thị trường Viêng Chăn dự kiến có thêm 7 dự án mới. Tuy nhiên do nhu cầu nhà ở thấp nên các dự án hiện vẫn chưa có kế hoạch thực hiện rõ ràng.
Giá chào bán trung bình của thị trường biệt thự/ nhà liền kề dao động trong khoảng từ 500 – 19,000 USD/m2. Thị trường biệt thự/ nhà liền kề ở Viêng Chăn bắt đầu phát triển từ 2009 nên rất ít giao dịch được ghi nhận, trong số các dự án tại Viêng Chăn chỉ có ba dự án ghi nhận tỷ lệ hấp thụ trên 50%.
Nguồn: Việt Q

Tài trợ cho Lào gần 1 triệu USD lo an sinh xã hội

Tại Lào, VietinBank đã tài trợ khoảng 900.000 USD cho hoạt động an sinh xã hội, xây dựng công trình văn hóa, đóng góp các thiết bị y tế, giáo dục, hỗ trợ cuộc sống của các hộ nghèo.

Ngày 31-3, tại Lễ kỷ niệm 5 năm (2012-2017) xây dựng, phát triển Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tại Lào (VietinBank Lào) tại thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tổng giám đốc VietinBank Lào, ông Lê Quốc Nam cho biết đến nay, VietinBank đã tài trợ khoảng 900.000 USD cho hoạt động an sinh xã hội, xây dựng công trình văn hóa, đóng góp các thiết bị y tế, giáo dục, hỗ trợ cuộc sống của các hộ nghèo.
Có thể kể đến như: tài trợ 200.000 USD xây dựng Nhà văn hóa Luangprabang, chuyển cho Chính phủ Lào 200.000 USD làm công tác an sinh xã hội; tài trợ 300.000 USD mua các thiết bị máy móc y tế cho bệnh viện tại Lào; phối hợp cùng với Bệnh viện mắt TP HCM tài trợ 48.000 USD mổ mắt miễn phí cho Cựu chiến binh Lào; tài trợ 100 máy tính trị giá 50.000 USD cho Trung ương Đoàn thanh niên cách mạng Lào để phục vụ công tác học tập cho sinh viên...
Từ 1 chi nhánh quy mô nhỏ với vốn điều lệ 22 triệu USD với khoảng 17 người và 4 phòng ban nghiệp vụ, đến nay VietinBank Lào đã nâng cấp thành công lên ngân hàng con, vốn điều lệ 50 triệu USD. Vietinbank Lào đã có 1 trụ sở chính, 1 phòng giao dịch quy mô lớn tại Vientiane và 1 chi nhánh tỉnh Champasak. Tổng số nhân viên gần 90 cán bộ với 7 phòng ban chuyên trách các nghiệp vụ của ngân hàng.

Trụ sở VietinBank Lào tại thủ đô Viêng Chăn​
Trụ sở VietinBank Lào tại thủ đô Viêng Chăn​
Trong những năm qua, VietinBank Lào đã hỗ trợ, đồng hành cùng nhiều dự án trọng điểm của các doanh nghiệp Việt Nam lớn đầu tư thành công tại Lào ở các lĩnh vực như: đoàn cao su, xăng dầu, viễn thông, khách sạn, may mặc, hóa chất- muối mỏ vàc các tập đoàn; hay các công ty FDI lớn tại Lào như Tập đoàn Kolao, CP, Manignhom…
Ông Lê Quốc Nam cho biết thêm, cuối năm 2017, VietinBank Lào sẽ tiếp tục mở chi nhánh mới ở tỉnh Savanakhet. Trong tương lai sẽ đẩy mạnh phát triển mạng lưới tại một số tỉnh trọng điểm của Lào như: Bolikhamxay, Luangprabang, Atapu…
Tính đến 31-12-2016, tổng tài sản của VietinBank Lào đạt 222 triệu USD, tăng 17% so với năm 2015 và tăng 435% so với năm đầu tiên thành lập (2012).
Đáng chú ý, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VietinBank, cũng cho biết VietinBank Lào không bị khoản nợ xấu nào do cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ, chọn lọc khách hàng và dự án vay vốn, cũng như có rà soát thẩm định cả từ cấp trực tiếp quản lý hoạt động tại thị trường và cấp hội sở tại Việt Nam.

Cơ chế cấp học bổng cho lưu học sinh Lào

Cơ chế cấp học bổng cho lưu học sinh Lào
Ngày 31/3, tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tại Thủ đô Viêng Chăn, PGS.TS Kongsy Sengmany - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào làm việc với Trường Đại học Hà Tĩnh về cơ chế cấp học bổng cho lưu học sinh Lào theo diện Hiệp định giữa hai chính phủ Việt Nam và Lào.
Tại buổi làm việc, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Tĩnh báo cáo hình hình đào tạo lưu học sinh Lào tại trường. Trong 5 năm vừa qua, Trường Đại học Hà Tĩnh là trường có số lượng lưu học sinh Lào nhiều nhất trong cả nước với gần 2.000 sinh viên theo học mỗi năm trong tổng số gần 14.000 lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam.
Trường đã tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ học tập, cải tiến chương trình đào tạo, đặc biệt là giảng dạy Tiếng Việt cho lưu học sinh Lào. Lưu học sinh Lào học tập tại trường luôn giành được các giải cao nhất trong các cuộc thi Tiếng Việt giữa lưu học sinh Lào các trường đại học ở Việt Nam.
Ghi nhận thành tích của Trường Đại học Hà Tĩnh trong đào tạo lưu học sinh Lào ở Việt Nam, PGS.TS. Kongsy Sengmany khẳng định sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Lào đối với đóng góp của Trường Đại học Hà Tĩnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Lào; đồng thời giao nhiệm vụ cho Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Quản lý Sinh viên làm đầu mối để hỗ trợ Trường Đại học Hà Tĩnh nhận được lưu học sinh Lào theo diện học bổng Hiệp định của chính phủ hai nước ký kết.
Cùng ngày, tại Đại học Quốc gia Lào, PGS.TS Sốm Chanh Bun Phanh My - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Lào - làm việc với Trường Đại học Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho Hội thảo Quốc tế “Toàn cầu hóa, Biến đổi khí hậu và Phát triển Bền vững” tổ chức tại Hà Tĩnh vào ngày 28/4.
Nguồn: Giáo dục

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Vương quốc Campuchia huyền bí nhìn từ trên cao

Được ghi hình từ camera bay, Campuchia hiện ra với vẻ hoang sơ đáng kinh ngạc của những khu rừng, đồng bằng xanh ngắt, những dòng sông, xen kẽ là những công trình cổ kính.
Nguồn: Zing

Quân đội Campuchia kiên định ủng hộ quan hệ với Việt Nam

 Quân đội Campuchia đánh giá cao sự giúp đỡ của Việt Nam lật đổ chế độ Pol Pot và xây dựng, phát triển đất nước.
Quân đội Hoàng gia Campuchia đánh giá cao sự giúp đỡ trước đây mà Việt Nam dành cho Campuchia trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời kiên định ủng hộ việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Campuchia và Việt Nam.
quan doi campuchia kien dinh ung ho quan he voi viet nam hinh 1
Cắt băng khánh thành nhà Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp QĐHG Campuchia.
Đây là phát biểu của Đại tướng Hing Bunhieng, Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia sáng 29/3 tại buổi lễ khánh thành Toà nhà Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp do Bộ Quốc phòng Việt Nam tài trợ. 
Phát biểu nhân dịp này, Đại tướng Lanh Keo, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp Quân đội Hoàng gia Campuchia đã nhắc lại công lao to lớn của Quân tình nguyện Việt Nam trong việc giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. 
“Tôi xin chân thành cám ơn Quân đội Việt Nam. Trước đây, thời chống Pol Pot, Việt Nam đã giúp chúng tôi rất nhiều để lật đổ chế độ diệt chủng này và hiện nay Việt Nam tiếp tục giúp đỡ chúng tôi xây dựng và phát triển đất nước”, Đại tướng Lanh Keo nói./.
Nguồn: VOV

Tăng cường hợp tác tài chính Việt Nam-Lào



Thủ tướng Thoong-lun Xi-xu-lít (phải) tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tài chính Việt Nam tại Phủ Thủ tướng.
 
NDĐT - Ngày 30-3, tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Tài chính Việt Nam do đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Tài chính dẫn đầu đang có chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 29 đến ngày 30-3.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Thoong-lun Xi-xu-lít hoan nghênh đồng chí Đinh Tiến Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm và làm việc tại Lào; trân trọng chuyển lời hỏi thăm tới các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam; bày tỏ hài lòng về sự phát triển hết sức tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam.
Thủ tướng Thoong-lun Xi-xu-lít đánh giá, chuyến thăm và làm việc của đoàn lần này có ý nghĩa quan trọng, diễn ra vào thời điểm Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam đang nô nức chuẩn bị Kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác; đề nghị, thời gian tới, Bộ Tài chính hai nước cần tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội hai nước.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chân thành cảm ơn Thủ tướng Thoong-lun Xi-xu-lít đã dành thời gian tiếp đoàn; chuyển lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ Việt Nam đến đồng chí Thủ tướng, các đồng chí lãnh đạo Chính phủ nước CHDCND Lào; cảm ơn Thủ tướng Thoong-lun Xi-xu-lít và Chính phủ Lào đã luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho ngành tài chính hai nước phối hợp chặt chẽ, góp phần vào phát triển kinh tế -xã hội của mỗi nước.
Báo cáo với Thủ tướng Thoong-lun Xi-xu-lít về kết quả Hội thảo cấp cao về quản lý ba đơn vị ngành dọc thuộc Bộ Tài chính gồm thuế, hải quan, kho bạc trong buổi sáng cùng ngày, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính Việt Nam đã trao đổi với Bộ Tài chính Lào về những thế mạnh và hiệu quả của mô hình ngành dọc và một số bài học kinh nghiệm sau 25 năm xây dựng và phát triển của hệ thống kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, hải quan theo mô hình ngành dọc của Bộ Tài chính Việt Nam; hy vọng, những kinh nghiệm này sẽ là cơ sở để Bộ Tài chính Lào cân nhắc, lựa chọn bước đi thích hợp cho việc hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống kho bạc, thuế và hải quan của Lào.
* Trước đó, sáng 30-3, Hội thảo cấp cao về quản lý ba đơn vị ngành dọc thuế, hải quan và kho bạc của Bộ Tài chính Lào đã được tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn dưới sự đồng chủ trì của đồng chí Xổm-đi Đuông-đi, Ủy viên T.Ư Đảng NDCM Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Tài chính Việt Nam. Dự hội thảo có Công sứ Việt Nam tại Lào Hoàng Xuân Hải, hơn 300 lãnh đạo, chuyên viên Bộ Tài chính Việt Nam và Lào.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày tham luận Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, hải quan theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương của Việt Nam.
Các đại biểu Lào tập trung tìm hiểu các kinh nghiệm quản lý tài chính từ cấp trung ương đến địa phương của Việt Nam, đặc biệt là việc quản lý nhân sự Bộ Tài chính tại địa bàn, cơ cấu cấp ngân sách nhà nước và theo dõi đôn đốc sử dụng ngân sách, cũng như việc nộp thuế của các đơn vị hành chính lớn như tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Viêng Chăn…
* Chiều 30-3, Cuộc họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo Chương trình hợp tác giữa hai Bộ Tài chính Việt Nam và Lào được tổ chức với sự tham dự của Đoàn đại biểu Bộ Tài chính Việt Nam do đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Tài chính Việt Nam dẫn đầu, đoàn đại biểu Bộ Tài chính Lào do đồng chí Xổm-đi Đuông-đi, Ủy viên T.Ư Đảng NDCM Lào, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu.
Tại cuộc họp, hai bên nhất trí thông qua Kế hoạch hợp tác năm 2017 và xác định mục tiêu ưu tiên hợp tác giữa hai Bộ Tài chính Việt Nam và Lào giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, hai bên cũng nhất trí, tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn ở các cấp, nhất là ở cấp lãnh đạo Bộ về những nội dung quan trọng, mang tầm chiến lược; tiếp tục triển khai các dự án xây dựng cơ sở vật chất các trường thuộc Bộ Tài chính Lào như dự án Học viện Kinh tế-Tài chính Đông Khăm Xạng giai đoạn 3 và dự án cải tạo, nâng cấp Trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào tại tỉnh Chăm-pa-xắc...
Kết thúc cuộc họp, Phó Thủ tướng Xổm-đi Đuông-đi và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chứng kiến Lễ ký Biên bản Cuộc họp lần thứ 13 Ban Chỉ đạo Chương trình hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào.
Hợp tác trong lĩnh vực tài chính giữa Việt Nam và Lào trong thời gian qua ngày càng phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Ngoài việc nâng cao sự hợp tác trong lĩnh vực tài chính song phương giữa hai nước trong thời kỳ mới, điều này còn có ý nghĩa thiết thực khi cả hai nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào hệ thống tài chính khu vực và thế giới.
Nguồn: Nhân dân

Cô nữ sinh người Lào xinh đẹp như hot girl ở Học viện An ninh Nhân dân

Cô nữ sinh người Lào xinh đẹp như hot girl ở Học viện An ninh Nhân dân
LaoLy thường được gọi với cái tên thân thiện là Mởi, sinh năm 1998. Hiện tại, cô nàng đang theo học tại Học viện An ninh Nhân dân với tư cách là một lưu học sinh quốc tế (Lào).
Xuất hiện với một hình ảnh duyên dáng, xinh đẹp và tự nhiên bên tà áo dài là điều đã khiến cho LyMởi trở nên thật nữ tính, thu hút và thường bị lầm tưởng là một cô nữ sinh của Việt Nam.
Ly gây được ấn tượng mạnh cho người đối diện bởi làn da trắng hồng, một đôi mắt biết nói và nụ cười tỏa nắng, sẵn sàng làm tan chảy bất cứ ai khi tiếp xúc với cô.
Vì đặc thù của ngành học nên hình ảnh của Mởi luôn song hành với bộ quân phục của người chiến sĩ an ninh.
Tuy nhiên,ngoài giờ hành chính hay khi đi chơi cùng bạn bè, Ly lại trở nên thật năng động,khỏe khoắn và có khi là khá sành điệu bởi style của mình.
Trang phục thường ngày của LyMởi thường là áo phông oversize được mix với quần jeans rách hay diện chiếc váy yếm rất “teen”, đi cùng đó là các đôi giày thể thao như conver, adidas…mang lại sự khỏe khoắn và năng động. Đôi khi,để tạo nên sự mới mẻ cho bản thân, Ly lại chọn mặc một chiếc áo trễ vai, những chiếc váy body mix cùng đôi giày cao gót.
Không chỉ được biết đến với vẻ ngoài dễ thương mà LyMởi LaoLy còn khiến cho bạn bè yêu quý bởi sự năng nổ, nhiệt tình trong các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
Chia sẻ về bản thân, Ly cho biết: “Từ bé tôi đã có mơ ước trở thành một chiến sĩ an ninh và Việt Nam là đất nước mà tôi lựa chọn để thực hiện ước mơ ấy. Con người Việt Nam thân thiện, mến khách và thực sự tôi xem nơi đây chính là quê hương thứ hai của mình. Phải chăng những nét đẹp mà các bạn nhận xét về tôi có được là do chính từ những gì tôi được học tập, được rèn luyện và trau dồi tại ngôi trường mà tôi đang theo học-Học viện An ninh Nhân dân”.
Nguồn: Giáo Dục

Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN-Nga lần thứ 14 tại Lào

Hội nghị Các quan chức cấp cao (SOM) ASEAN​-Nga lần thứ 14 ngày 29/3 đã diễn ra tại thành phố Vientiane của Lào dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao Lào kiêm Chủ tịch SOM ASEAN của Lào Thongphane Savanpet và Thứ trưởng Ngoại giao Nga kiêm Chủ tịch SOM của Liên bang Nga Igor V.Morgulov.

Hội nghị đã đánh giá lại sự hợp tác giữa ASEAN và Nga trong năm qua, đặc biệt là sau khi đạt được kết quả của Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm ASEAN​-Nga nhân dịp 20 năm thiết lập các mối quan hệ đối thoại ASEAN​-Nga được tổ chức hồi tháng 3/2016 tại Sochi của Nga.

Ngoài ra, hội nghị đã thảo luận về những lĩnh vực ưu tiên hợp tác, trên cơ sở các đề nghị của nhóm nòng cốt ASEAN​-Nga, đề ra phương hướng hợp tác hai bên trong tương lai trên khắp các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội bằng cách khuyến khích sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan cơ sở của hai bên để đảm bảo thực thi hiệu quả Kế hoạch Hành động Toàn diện ASEAN​-Nga giai đoạn 2016-2020 cũng như nhằm nâng cấp mối quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Nga lên tầm chiến lược trong tương lai./
Nguồn: VN plus

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Việt Nam – Lào: Trao đổi thông tin phòng, chống dịch bệnh qua biên giới

 Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn vừa tổ chức Hội nghị giao ban, trao đổi thông tin phòng chống dịch bệnh qua biên giới giữa 2 huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và huyện Khăm Cợt – tỉnh Bô Ly Khăm Xay (Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).

Tham dự Hội nghị, về phía Hà Tĩnh có Đại diện Lãnh đạo Trung tâm YTDP tỉnh, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, các Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị xã, Thành phố; đại diện Lãnh đạo UBND huyện; về phía tỉnh Bôlykhămxay có ông Xỏn Xay - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bôlykhămxay cùng đại diện lãnh đạo Phòng Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện Khăm Cợt.
Việt Nam – Lào: Trao đổi thông tin phòng, chống dịch bệnh qua biên giớiLãnh đạo Trung tâm YTDP huyện Hương Sơn báo cáo kết quả hoạt động giám sát, phòng chống dịch qua biên giới tại Hội nghị.
Trong năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017 hai tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác về y tế. Đặc biệt công tác phòng chống dịch giữa 2 huyện Hương Sơn và Khăm Cợt nên không có các dịch bệnh lây lan qua biên giới. Để đạt được kết quả đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Sở Y tế, các Trung tâm chuyên ngành, chi cục tuyến tỉnh và của các ủy đảng, chính quyền địa phương… nên đã đáp ứng được công tác phòng, chống dịch mang lại hiệu quả cao.
Cụ thể tình hình dịch bệnh ổn định, không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn và qua biên giới; 2 huyện Hương Sơn và Khăm Cợt hàng tháng thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh…Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác phối hợp giám sát chung giữa 2 huyện biên giới vẫn còn gặp một số khó khăn như thông tin liên lạc giữa 2 huyện vẫn còn chậm; giao tiếp giữa cán bộ và người dân 2 huyện vẫn còn gặp nhiều trở ngại do bất đồng ngôn ngữ; giao thông đi lại giữa các thôn, bản giáp biên giới còn gặp nhiều khó khăn nhất là về mùa mưa lũ; công tác giao ban, trao đổi thông tin phòng chống dịch qua biên giới chưa kịp thời do không có kinh phí... nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh khi có dịch bệnh xảy ra...
Cũng tại Hội nghị 2 bên đã đánh giá cao tình hữu nghị, hợp tác trao đổi thông tin phòng chống dịch bệnh trong thời gian qua và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới giữa 2 huyện như: thường xuyên báo cáo, trao đổi thông tin qua Email, điện thoại, kịp thời thông tin các diễn biến dịch bệnh để phối  hợp triển khai các biện pháp phòng, chống với mục tiêu không để dịch bùng phát và lây lan qua biên giới, tiếp tục duy trì định kỳ giao ban luân phiên 6 tháng/1 lần.
Hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch bệnh đã khẳng định mối quan hệ hợp tác, chủ động, tích cực, phối kết hợp chặt chẽ có hiệu quả và thường xuyên tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nói riêng, giữa ngành Y tế hai tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay nói chung. Hai bên tiếp tục mối quan hệ hợp tác toàn diện, đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả tốt nhất, nhằm thực công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân các huyện biên giới Việt Nam - Lào trong thời gian tới .
Nguồn: Sức khỏe

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Bí ẩn ngồi đền cổ nằm sâu trong rừng ở Campuchia

Beng Mealea là ngôi đền nằm trong rừng sâu ở Campuchia và có lịch sử lầu đời hơn di tích cổ Angkor Wat.
bi an ngoi den co nam sau trong rung o campuchia hinh anh 1
Đền Beng Mealea nằm sâu trong rừng ở thành phố Siem Reap, Campuchia
Thành phố Siem Reap ở Campuchia đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới trong vài năm qua. Du khách tới đây để chiêm ngưỡng khu đền cổ Angkor Wat nằm trong rừng, nhưng địa điểm này hiện phải đối mặt với các vấn đề như quá tải, tắc đường và sự xuống cấp của di tích.
Những du khách thích khám phá hiện có xu hướng tìm tới ngôi đền Beng Mealea nằm sâu trong rừng ở Siem Reap và có niên đại trước cả đền Angkor.
Cả hai khu di tích đều được quản lý bởi Văn phòng chính phủ ở Xiêm Riệp, Beng Mealea không được coi là một phần của khu Angkor và giá vé tới đây cũng được tính riêng (5 USD/lượt), trong khi vé tham quan Angkor trong vòng 1 ngày là 37 USD.
 bi an ngoi den co nam sau trong rung o campuchia hinh anh 2
Cho tới gần đây, một con đường đất mới được xây dựng dẫn tới đền Beng Mealea nằm sâu trong rừng, nhưng lối đi này không thể sử dụng trong mùa mưa. Đường có nhiều ổ gà, gây khó khăn cho các phượng tiện di chuyển. Trong quá trình di chuyển bạn, có thấy nông dân địa phương di chuyển bằng xe bò hay trẻ em chơi ven đường.
 bi an ngoi den co nam sau trong rung o campuchia hinh anh 3
Với phong cách kiến trúc giống Angkor, đền Beng Mealea được cho là xây dựng dưới thời vua Suryavaraman vào thế kỷ thứ 12. Cho đến nay, công trình này đã có niên đại hơn 900 năm tuổi. Mặc dù các nhà lịch sử học cho rằng nó liên quan tới các ngôi đền nổi tiếng ở Campuchia, nhưng rất ít thông tin về nguồn gốc của nó, cho dù một số hình vẽ đặc trưng của đạo Phật và Hindu được tìm thấy ở đây.
 bi an ngoi den co nam sau trong rung o campuchia hinh anh 4
Mặc dù vậy, đền Beng Mealea vẫn là một địa điểm vô cùng đặc biệt đối với khách tham quan. Với nhiều khu trưng bày và thư viện được xây dựng quanh nơi thờ cúng trung tâm và được bao quanh bởi hào sâu, khu du tích này dường như đã hứng chịu một trận động đất mạnh.
Các viên gạch đá lớn nằm xung quanh tòa nhà đỏ nát và bị thiên nhiên xâm lấn. Những cây vả bao quanh tường và rêu mọc khắp nơi. Nhưng những gì còn sót lại vẫn đủ để du khách hình dung được kiến trúc ban đầu của ngôi đền này.
 bi an ngoi den co nam sau trong rung o campuchia hinh anh 5
Bạn hãy đến Beng Mealea trước 9 giờ sáng hàng ngày để trải nghiệm vẻ đẹp của di tích này. Một lối đi được xây dựng quanh đường hào để du khách có thể tham quan quanh ngôi đền. Nhưng tuyến đường bỏ qua nhiều điểm khiến ngôi đền trở nên đặc biệt.
Du khách có thể bỏ ra một khoản tiền nhỏ để nhờ nhân viên bảo vệ đền dẫn vào trung tâm của di tích. Bạn sẽ dành vài giờ khám phá các tàn tích còn sót lại ở đây bao gồm cột đá, những bức tường cổ bị rễ cây cổ thụ bao phủ. Các kiến trúc nguyên vẹn nhất được tìm thấy trong nơi thờ cúng chính như dãy hành lang bị cây xâm lấn.
Nguồn: Dân Việt

Thái Lan và Campuchia sẽ bàn về tranh chấp Preah Vihear

Ngôi đền cổ Preah Vihear nằm trên dãy núi Dangrek thuộc khu vực tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia
The Nation ngày 26.3 đưa tin vụ tranh chấp khu vực đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia sẽ được thảo luận tại cuộc họp Ủy ban Biên giới chung lần thứ 12 giữa hai nước diễn ra tại Siem Reap từ ngày 29 - 30.3.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan và người đồng cấp Campuchia Tea Banh sẽ tham dự cuộc họp quan trọng này.
Ngôi đền cổ Preah Vihear nằm trên dãy núi Dangrek thuộc khu vực tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia, và là nguyên nhân gây căng thẳng giữa hai nước trong nhiều năm qua, đặc biệt sau khi UNESCO duyệt hồ sơ của Campuchia công nhận ngôi đền là di sản thế giới vào năm 2008.
Tờ Fresh News ở Campuchia dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng nước này cho biết cuộc gặp sẽ tập trung vào việc “tăng cường và mở rộng hợp tác quân sự giữa Campuchia và Thái Lan vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực biên giới”.
Bên cạnh đó, phía Campuchia cũng sẽ thảo luận các sáng kiến nhằm đối phó với tội phạm ma túy, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.
Nguồn: Thanh niên

Nâng cao hiệu quả hợp tác với Thủ đô Vientiane, Lào

Chiều 27/3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật đồng chí Sinlavong Khoutphaythoune, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư - Đô trưởng Vientiane dẫn đầu đoàn đại biểu Thủ đô Vientiane (Lào) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Thành ủy, Đô trưởng Thủ đô Vientiane. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Đồng chí Sinlavong Khoutphaythoune chân thành cảm ơn Tổng Bí thư đã dành thời gian tiếp đoàn; trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân thiết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; bày tỏ cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn dành cho Lào sự ủng hộ, giúp đỡ hết sức to lớn từ trước tới nay.

Báo cáo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tình hình quan hệ hợp tác giữa Thủ đô Vientiane với các địa phương Việt Nam, đồng chí đánh giá cao sự hỗ trợ và hiệu quả hợp tác của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với Vientiane trên các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, văn hóa, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Đồng chí báo cáo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về kết quả cuộc hội đàm với đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; khẳng định Thủ đô Vientiane sẽ phối hợp chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác của Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hợp tác, tăng cường trao đổi kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh đồng chí Sinlavong Khoutphaythoune dẫn đầu đoàn đại biểu Thủ đô Vientiane sang thăm và làm việc tại Việt Nam; đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm diễn ra trong năm kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào; nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào đối với hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước; cảm ơn sự giúp đỡ to lớn, trong sáng, vô tư mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào luôn dành cho nhân dân Việt Nam.

Tổng Bí thư đánh giá cao kết quả làm việc giữa hai đoàn đại biểu Thủ đô hai nước, cũng như kết quả hợp tác giữa hai Thủ đô trong thời gian qua; mong rằng Thủ đô Vientiane tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương của Việt Nam đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, quản lý kinh tế - xã hội, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của mỗi nước và quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian tới.

* Cũng trong chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đô trưởng Vientiane Sinlavong Khoutphaythoune.

Hoan nghênh Đô trưởng Sinlavong sang thăm Việt Nam, làm việc với thành phố Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường hợp tác giữa hai Thủ đô Hà Nội - Vientiane.

Nhấn mạnh tình hữu nghị đặc biệt, truyền thống lâu đời của quan hệ Việt - Lào, được các thế hệ nhân dân hai nước dày công vun đắp, Thủ tướng cho rằng, đây là tài sản chung vô giá cần tiếp tục được gìn giữ, phát huy trong tương lai.

Vui mừng nhận thấy, thời gian qua hai nước thường xuyên duy trì hoạt động trao đổi đoàn, từ cấp cao đến các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng đánh giá cao kết quả và định hướng hợp tác giữa hai Thủ đô Hà Nội - Vientiane trên các lĩnh vực; mong muốn hai bên tiếp tục triển khai những hoạt động trao đổi, hợp tác, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, Đô trưởng Sinlavong bày tỏ vui mừng được tới thăm Việt Nam, đón nhận những tình cảm tốt đẹp của người dân Hà Nội và đặc biệt là của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Đô trưởng Sinlavong vui mừng thông báo với Thủ tướng về những thành tựu trong hợp tác và kết quả làm việc mới đây giữa hai thành phố Hà Nội - Vientiane; đồng thời cho biết, trên cơ sở tình đồng chí anh em, lãnh đạo hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới. Đô trưởng Sinlavong mong muốn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện cho các chương trình, dự án hợp tác giữa hai Thủ đô ngày càng đạt được nhiều thành tựu mới.

Đồng tình với các kiến nghị, đề xuất của Đô trưởng Sinlavong, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương là một yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt - Lào. Vì vậy các bộ, ngành, địa phương hai nước, trong đó có hai Thủ đô Hà Nội - Vientiane cần gương mẫu đi đầu trong việc xúc tiến các chương trình hợp tác, nhất là việc hỗ trợ, hợp tác về kỹ thuật để xây dựng Thủ đô thông minh, xanh, sạch, đẹp.

Thủ tướng mong muốn hai bên tăng cường trao đổi, chia sẻ những điều kiện đặc thù và bài học kinh nghiệm trong tiến trình xây dựng, phát triển Thủ đô, đặc biệt là coi trọng hàng đầu công tác quy hoạch. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam và Thủ đô Hà Nội sẽ làm hết sức mình đóng góp vào việc xây dựng, phát triển Thủ đô Vientiane trong thời gian tới.
Nguồn: Tin tức

Hà Nội nhận huân chương cao quý nhất của Đảng, Nhà nước Lào

Ngày 27-3, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào, đồng chí Sỉn-la-vông Khút-phay-thun,  Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn, đã trao Huân chương Phát triển hạng Nhất của Nhà nước CHDCND Lào cho TP Hà Nội.
ảnh 1
Đồng chí Sỉn-la-vông Khút-phay-thun,  Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn, đã trao Huân chương Phát triển hạng Nhất của Nhà nước CHDCND Lào cho TP Hà Nội.
Cùng dự có đồng chí Thông-xa-vanh Phôm-vi-hẳn - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước        CHDCND Lào tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí  Sỉn-la-vông Khút-phay-thun nhấn mạnh, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã bền bỉ hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân Lào cũng như Thủ đô Viêng Chăn. Những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa hai Thủ đô đã không ngừng được tăng cường và phát triển toàn diện trên tất cả các mặt, với nhiều dự án hiệu quả trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự…
Ghi nhận những tình cảm keo sơn ấy, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào quyết định tặng thưởng Huân chương Phát triển hạng Nhất cho TP Hà Nội vì những thành tích đóng góp xây dựng Thủ đô Viêng Chăn. Đây là phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước Lào.
ảnh 2
Các đại biểu Thủ đô Viên Chăn và Hà Nội tại buổi lễ
Bày tỏ vinh dự và tự hào, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung  khẳng định, trải qua gần 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai đất nước, phát huy truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội luôn trân trọng và làm hết sức mình để không ngừng xây dựng tình đoàn kết hữu nghị, gắn bó keo sơn, thủy chung với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Viêng Chăn.
Chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước CHDCND Lào đã quyết định tặng thưởng Huân chương phát triển hạng Nhất cho TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ, Thủ đô Hà Nội mong muốn cùng Đảng, Nhà nước Lào và Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong việc xây dựng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai TP ngày càng thiết thực, hiệu quả, đi vào chiều sâu…

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Campuchia tuyên bố giải tỏa làng nổi trên biển Hồ

Hàng nghìn hộ dân sống trên các làng nổi tại ​hồ Tonle Sap (biển Hồ), tỉnh Kampong Chhnang sẽ bị giải tỏa đến nơi khác trong nỗ lực mà chính quyền địa phương là để hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
Một nhà bè ở biển Hồ được cải tạo thành nhà hàng, cây xăng và bán các nhu yếu phẩm cho dân địa phương lẫn khách du lịch - Ảnh: DUY LINH
Báo Khmer Times của Campuchia ngày 24-3 dẫn lời tỉnh trưởng tỉnh Kampong Chhnang, ông Chhour Chan Dern cho biếtcó ít nhất 5 làng nổi tại 3 khu vực khác nhau của biển Hồ gây ô nhiễm và tàn phá hệ sinh thái trong hồ.
Ông Chan Dern không nói sẽ tiến hành việc giải tỏa khi nào nhưng nhấn mạnh nó được tiến hành theo đúng luật pháp và khuyến khích người dân nên tự di dời trước.
“Tất cả những người này sẽ phải lên đất liền sinh sống. Những làng nổi định cư lâu dài như thế này sẽ bị cấm tiệt”, báo Bangkok Post của Thái Lan dẫn lời ông Chan Dern.
Khu vực làng nổi Phsar Krom sẽ được giải tỏa đầu tiên để lấy kinh nghiệm, làm mô hình thí điểm cho những khu vực khác. Những người này sẽ được cho tái định cư trong thành phố Kampong Chhnang.
Theo ông Chan Dern, trước đây đã có khoảng 300 hộ ở Phsar Krom chuyển lên đất liền sinh sống nhưngvẫn còn hơn 800 hộ tiếp tục bám trụ nơi này.
Nhiều gia đình, trong đó có người Việt chọn biển Hồ làm nơi sinh sống từ lâu đời. Kế sinh nhai chủ yếu của họ dựa vào nguồn cá đánh bắt được trong hồ nên có ý kiến cho rằng khi bị giải tỏa lên đất liền, họ sẽ mất nguồn thu nhập chính và không biết sống dựa vào đâu.
Trường tiểu học cho con em người Việt trên biển Hồ được Quân khu 7 Quân đội Nhân dân Việt Nam xây tặng - Ảnh: DUY LINH
Tuy nhiên, chính quyền Campuchia hiện đang tỏ ra cứng rắn trong việc này. Bộ trưởng Nông nghiệp Campuchia Veng Sakhon nhấn mạnh Phnom Pênh muốn giải tỏa biển Hồ để cải thiện sinh kế của họ.
“Về dài hạn, chúng tôi đã lên kế hoạch cấm đánh bắt thủy sản trái phép trong biển Hồ nhưng việc này sẽ không bao giờ thực hiện được nếu chính quyền tiếp tục để họ sống ở đó.”, ông Sakhon trong cuộc phỏng vấn với Khmer Times đầu tháng này.
Chính quyền Campuchia, ở cấp bộ ngành trung ương và địa phương cam kết các khu tái định cư mới sẽ được xây dựng thích hợp, bảo đảm người dân khi chuyển lên đất liền sẽ có thể làm nông hoặc đánh bắt cá hợp pháp.
"Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi chỉ mới yêu cầu chính quyền xem xét và xác định vị trí thích hợp để xây nhà tái định cư cho những người này. Sẽ còn rất nhiều việc phải làm phía trước", ông Sakhon cho biết thêm.

Vua Campuchia kêu gọi dân chúng yên tâm đi bầu cử

"Anh em nuôi" của Vua Sihamoni cho rằng, Quốc vương Campuchia thực sự muốn rời khỏi chính trị, ông khác với cha mình - cố Quốc vương Norodom Sihanouk. Theo Cambodia Daily:
In a letter that began circulating online Monday, King Norodom Sihamoni calls for Cambodians to head to local polls in June and vote for whomever they please without fear, just days after leaving the signing of highly controversial legal changes to Senate President Say Chhum.
Though the letter was described as “routine” by the king’s adopted brother, who also said it was a coincidence that the king went to China this month when amendments to the Law on Political Parties were set to reach his desk, the opposition CNRP has embraced the symbolism of the moves.
King Norodom Sihamoni speaks during an anniversary celebration for the NGO Krousar Thmey in Phnom Penh . (Siv Channa/The Cambodia Daily)
In the letter, which is dated February 20, but only began circulating on Khmer-language news websites Monday, the king appeals to all Cambodians to cast ballots in the upcoming commune elections.
“The June 4, 2017, election is a secret, general election on the principles of liberal democracy and pluralism and therefore do not be concerned about oppression, threats or intimidation by anybody or any political party at all,” the letter says.
“I would like all compatriots, brothers, sisters to exercise your right to vote at your will, with your conscience that trusts any candidate, any political party.”
CNRP Vice President Mu Sochua said the party was “very grateful” for the letter, though she said she did not believe it was meant to endorse any particular political persuasion.
“Whether it is his intention or not, it is a royal message that each citizen who reads it will keep in mind during a time when the political situation is sensitive,” Ms. Sochua said. “I think the king is reassuring people to be confident.”
The release of the letter comes in the midst of what is widely viewed as an all-out government offensive against its only legitimate challenger, including the passage last month of new legal provisions that allow the Interior Ministry and courts to suspend or dissolve political parties for vague infractions at their discretion.
In the days after the amendments were passed by CPP lawmakers in the National Assembly and Senate, King Sihamoni departed for China with the queen mother, leaving final approval of the bill to Mr. Chhum, the CPP vice president who, as president of the Senate, becomes acting head of state when the king is abroad.
Former opposition leader Sam Rainsy took to Facebook last week to thank the king for what he viewed as a gesture of protest against the new rules that some critics have called a “death knell for democracy,” although the king is supposedly on a routine medical visit to China.
Asked how he knew that King Sihamoni intentionally left his signature off the legal changes, Mr. Rainsy said his own family had long enjoyed close relations with the royal family, though he offered no specific evidence.
“Interestingly enough, the CPP has not denied—dare not deny—what I recently posted on my Facebook page,” he said in an email on Sunday, going on to quote his Facebook post.
“King Norodom Sihamoni has recently left Cambodia for China in order to avoid signing off on the undemocratic amendment to the law on political parties which practically allows the CPP to dissolve the CNRP any time,” he wrote.
Oum Daravuth, an aide to the royal family who occasionally speaks on their behalf, could not be reached Monday.
Ruling party spokesman Sok Eysan said he could not comment on the king’s intentions, but supported his call for Cambodians to vote.
“The content of the king’s message is appealing to his people to vote freely without fear,” he said. “It shows that the political situation ahead of the election is without fear, threatening, intimidation or harassment from any political party.”
Mr. Eysan’s assessment is a stark contrast to political analysts and observers, who have noted a significant rise in government efforts to suppress dissent, mainly through lawsuits or imprisonment. There are currently 27 political prisoners in the country, according to rights group Licadho, the majority of whom are activists or officials for the CNRP.
Prince Sisowath Thomico, a senior member of the CNRP and adopted brother of King Sihamoni, said it was the monarch’s sincere intention to stay out of politics, unlike his father, the late King Father Norodom Sihanouk. But he said it was proving difficult.
The prince said the letter was a standard message ahead of elections, though it did come particularly early this year. He noted that while the king was apparently unable to sign the contentious legal amendments while abroad, he did sign a royal decree while in China bestowing the honorific of “Samdech” on late Deputy Prime Minister Sok An before he died last week.
“I cannot comment on what the king is thinking,” Prince Thomico said.
“I only point out that there were two documents, one signed by the king and one by the senate president,” he added. “I think everyone can draw their own conclusion.”
Nguồn: Cambodia Daily