Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Những đặc sản ở phiên chợ vùng biên Nậm Xôi, Na Mèo

Nếu ở Việt Nam có chợ Na Mèo (huyện Quan Sơn) thì ở Lào có chợ Nậm Xôi (huyện Viêng Xay). 2 phiên chợ này chỉ họp vào sáng thứ 7 hàng tuần, đây là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân vùng biên giới 2 nước Việt – Lào.

Cách TP Thanh Hóa gần 300km với những núi đồi, dốc đèo quanh co, chúng tôi đến bản Na Mèo (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) để tham dự phiên chợ vùng biên của 2 nước Việt – Lào được tổ chức vào sáng thứ 7 hàng tuần. Nếu ở Việt Nam có phiên chợ Na Mèo thì phía bên kia nước bạn Lào lại có phiên chợ Nậm Xôi.
Hai phiên chợ là nơi để người dân 2 nước có thể giao lưu buôn bán hàng hóa và trao đổi nông sản cho nhau. Được sự dẫn đường của một thổ dân dân tộc Thái ở thôn Na Mèo, chúng tôi nhanh chóng được dẫn sang Lào đi chợ Nậm Xôi. Tiếng Lào và tiếng Thái có chung hệ ngữ, tiếng nói khá giống nhau nên người dân nơi đây có thể dễ dàng giao tiếp với người Lào.
Chợ Nậm Xôi được thiết kế theo lối kiến trúc độc đáo của Lào. Chợ được làm bằng những tấm lều vải căng lên trên bãi đất trống. Sau phiên chợ, những tấm lều này sẽ được tháo dỡ. Và, chợ chỉ diễn ra vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Chợ Nậm Xôi được thiết kế theo lối kiến trúc độc đáo của Lào. Chợ được làm bằng những tấm lều vải căng lên trên bãi đất trống. Sau phiên chợ, những tấm lều này sẽ được tháo dỡ. Và, chợ chỉ diễn ra vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Vì có thổ dân vùng biên dẫn đường, chúng tôi được một chiến sĩ bộ đội Biên phòng cho sang bên kia biên giới để tham dự phiên chợ Nậm Xôi. Vừa đi, anh bạn vừa cho biết: “Người lạ là bộ đội không cho đi qua cửa khẩu đâu. Mình ở bản Na Mèo, các chú quen mặt rồi nên mới cho đi qua đấy. Và hôm nay cũng là thứ 7, có phiên chợ Nậm Xôi và chợ Na Mèo nên các chú bộ đội cũng mới cho qua để người dân 2 nước sang buôn bán, chứ bình thường không được qua đâu”.
Để đến được chợ, phải đi qua cột mốc biên giới 32 rồi đi qua con suối Nậm Xôi. Suối Nậm Xôi và suối Pùn bắt nguồn từ bên Lào, khi sang đến biên giới Việt Nam thì hòa làm một tạo thành con sông Luồng – chạy dọc huyện Quan Sơn rồi chảy sang huyện Quan Hóa hòa nhập vào dòng sông Mã anh hùng.
Các mặt hàng như chuột nướng, sóc nướng, nhái nướng... được bày bán rất nhiều.
Các mặt hàng như chuột nướng, sóc nướng, nhái nướng... được bày bán rất nhiều.
Chợ Nậm Xôi thuộc bản Đơi, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn. Ở Lào, đơn vị hành chính không có xã, chỉ có cụm dân cư thuộc bản, làng rồi đến huyện, tỉnh.
Chợ Nậm Xôi được thiết kế theo lối kiến trúc độc đáo của Lào. Chợ được làm bằng những tấm lều vải căng lên trên bãi đất trống. Sau phiên chợ, những tấm lều này sẽ được tháo dỡ. Và, chợ chỉ diễn ra vào sáng thứ 7, người tham dự là bà con đồng bào ở huyện Viêng Xay và người Việt.
Các mặt hàng nơi đây có các vật dụng thông thường như quần áo, giày dép và cả các loại nông lâm sản do bà con trồng được hoặc lấy từ trong rừng... mang đậm bản sắc người dân vùng biên 2 nước Việt – Lào.
Đây là phiên chợ Na Mèo ở huyện Quan Sơn (Việt Nam) cũng chỉ họp vào sáng thuws7 hàng tuần.
Đây là phiên chợ Na Mèo ở huyện Quan Sơn (Việt Nam) cũng chỉ họp vào sáng thuws7 hàng tuần.
Người mua kẻ bán không mặc cả hàng hóa, cũng không tranh giành, níu kéo khách mua. Tiền Việt và tiền Lào đều được mang ra mua bán, trao đổi bình thường. Các mặt hàng như thịt lợn rừng, sóc rừng, chuột, các nướng, nhái nướng... là những mặt hàng không thể thiếu và được du khách mua nhiều nhất.
Nếu ở miền xuôi, các loại rau ngót rừng, cải rừng, măng rừng, măng đắng, củ rừng... là những loại rau quả đặc sản, hiếm hoi thì ở chợ Nậm Xôi lại được bày bán rất nhiều.
Nếu ở vùng biên của nước bạn Lào có chợ Nậm Xôi thì ở Việt Nam có chợ Na Mèo. Chợ ra đời từ cuối những năm 80. Ban đầu là khu chợ nhỏ lẻ - nơi trao đổi nông lâm sản của đồng bào các dân tộc Thái, Mông ở trong xã Na Mèo. Đến năm 1999, chợ Na Mèo được nâng cấp, xây dựng kiên cố, và năm 2004 cửa khẩu quốc tế Na Mèo được nâng cấp thì chợ Na Mèo ngày càng nhộn nhịp hơn, hàng hóa phong phú hơn.
Các mặt hàng nông lâm sản được người dân bày bán rất nhiều, từ sản phẩm nhà trồng được cho đến các sản phẩm hái trong rừng.
Các mặt hàng nông lâm sản được người dân bày bán rất nhiều, từ sản phẩm nhà trồng được cho đến các sản phẩm hái trong rừng.
Phiên chợ Na Mèo, cả 2 loại mệnh giá tiền Lào và tiền Việt đều được mang ra trao đổi, mua bán. Nếu người tham gia chợ không biết tiếng của nhau nhưng khi mua hàng hóa chỉ cần chỉ sản phẩm cần mua là người bán sẽ giơ ngón tay cho biết giá sản phẩm.
Phải tham gia phiên chợ Na Mèo, Nậm Xôi vào sáng thứ 7 hàng tuần mới thấy hết sức hút của phiên chợ.
Những người đến đây, ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, nhiều người còn đến chợ như một thói quen. Chính vì vậy, phiên chợ vùng biên của 2 nước Việt – Lào đã gắn thêm tình cảm thiêng liêng của bà con dân tộc vùng biên huyện Quan Sơn – Viêng Xay./.
Nguồn: Pháp luật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét