Chiều 30/8, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề "Nghĩa tình Việt Nam-Lào-Campuchia."
Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (18/7/1977-18/7/2017), 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào (5/9/1962-5/9/2017), 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia (24/6/1967-24/6/2017).
Phát biểu khai mạc Triển lãm, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Năng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nhấn mạnh quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào-Campuchia là một tấm gương mẫu mực về sự gắn kết bền chặt, thủy chung, trong sáng giữa ba dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do và tiến bộ xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, quan hệ Việt Nam-Lào-Campuchia đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới những thắng lợi vĩ đại của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Triển lãm sẽ góp phần củng cố, vun đắp mối quan hệ đặc biệt này mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
[Di sản vô giá của hai nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam và Lào]
Triển lãm "Nghĩa tình Việt Nam-Lào-Campuchia" trưng bày hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật và được chia làm ba phần. Phần thứ nhất với chủ đề “Đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)” trưng bày những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh tình đoàn kết, liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung là thực dân Pháp; trong đó nổi bật là phối hợp tổ chức các chiến dịch tiêu biểu như Chiến dịch Thượng Lào (từ 13/4/1953 đến 13/2/1954), Chiến dịch Trung Lào (từ 21/12/1953 đến tháng 4/1954)...
Phần thứ hai với chủ đề “Đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” trưng bày những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu phản ánh tình đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương chống đế quốc Mỹ xâm lược; nổi bật là việc mở các chiến dịch lớn như Chiến dịch cánh Đồng Chum-Xiengkhuang (Lào), chiến dịch phản công Đông Bắc Campuchia... Đặc biệt là hình ảnh, hiện vật về tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn, một trong những biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết chiến đấu ba nước Đông Dương Việt Nam-Lào-Campuchia.
Phần thứ ba với chủ đề “Phát triển tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ 1975 đến nay)” trưng bày những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh việc Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, xây dựng và củng cố đất nước; giữ vững và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng-an ninh.
Triển lãm mở cửa đón khách tham quan tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội)./.
Nguồn: VN plus
Tờ Cambodia Daily dẫn lời Bộ trưởng Thông tin Campuchia Khieu Kanharith cho biết thông tin trên.
"Bà Yingluck không sử dụng Campuchia để chạy trốn: Hun Sen" - ông Kanharith viết trên Facebook ngày 27.8. "Bà ấy đã dùng đường khác" - ông Kanharith viết tiếp.
Trong thông điệp gửi tới phóng viên, Bộ trưởng Thông tin cũng nói rằng Thủ tướng Hun Sen đưa ra bác bỏ tương tự vào sáng cùng ngày.
Nguồn tin từ đảng Pheu Thai của bà Yingluck cho biết, bà đã rời Thái Lan đến Campuchia, qua Singapore rồi từ đó bay tới Dubai, nơi anh trai bà là cựu Thủ tướng Thaksin đang sống lưu vong.
Reuters dẫn một nguồn tin cao cấp trong đảng Pheu Thai nói rằng, khi đi qua tỉnh Koh Kong, bà Yingluck đã nhận được sự giúp đỡ của quan chức Campuchia trên đường đến Singapore.
Bộ Ngoại giao Campuchia và người phát ngôn Cục Xuất nhập cảnh Campuchia hiện chưa đưa ra bình luận gì.
Anh em nhà Shinawatra có quan hệ mật thiết với Campuchia nói chung và Thủ tướng Hun Sen nói riêng. Ông Thaksin được bổ nhiệm làm cố vấn kinh tế cho ông Hun Sen năm 2009, sau khi bị lật đổ trong cuộc đạo chính quân sự và bị truy nã ở Thái Lan.
Khi đó Campuchia từ chối dẫn độ ông Thaksin về Bangkok, khiến chính phủ Thái giận giữ và kết quả là đại sứ của cả hai nước đều bị triệu hồi.
Gần đây nhất, vào năm 2013, khi bà Yingluck là Thủ tướng Thái Lan, ông Hun Sen ca ngợi mối quan hệ giữa hai nước và ân cần nhớ lại quan hệ của ông với ông Thaksin.
Đến năm 2014, khi quân đội Thái Lan đảo chính lật đổ bà Yingluck, ông Hun Sen nhanh chóng tuyên bố sẽ không chấp nhận một chính phủ lưu vong và từ chối hỗ trợ bà cựu Thủ tướng.
"Tôi hy vọng rằng bà Yingluck và ông Thaksin sẽ hiểu lập trường của Campuchia, vì cả hai bây giờ không còn là thủ tướng của Thái Lan" - ông Hun Sen phát biểu vào thời điểm đó.
Nguồn: Lao Động