Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia, Đắk Lắk - Mônđulkiri qua các thời kỳ

BÀI ĐOẠT GIẢI:

Chuyên đề 1
MỘT VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA, ĐẤT NƯỚC
VÀ CON NGƯỜI CAMPUCHIA

 

1. Khái quát sơ lược đất nước Campuchia

Tên nước: Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia)
Thủ đô: Phnôm Pênh (Phnom Penh)
Ngày Quốc khánh: 09/11/1953
Diện tích: 181.035 km2
Các tỉnh, thành phố lớn: Phnôm Pênh, Bắt-đom-boong (Battambang), Kom-pông Chàm (Kompong Cham), Xi-ha-núc Vin (Sihanouk Ville), Xiêm Riệp (Seam Reap).
Vị trí địa lý: Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, giữa vĩ độ 10° và 15°N, kinh độ 102° và 108°E, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông và Đông Nam giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển (400 km). Sông ngòi tập trung trong 3 lưu vực chính (Tônlê Thom, Tônlê Sap và Vịnh Thái Lan).
Dân tộc:Người Khmer (90%), gồm nhiều loại như Khmer giữa (tiếng Khmer là Khmer Kandal), Khmer Thượng (Khmer Loeur) và Khmer Hạ (Khmer Krom). Các dân tộc thiểu số: người Mã Lai, Chàm, Lào, Miến Điện, Việt Nam, Thái Lan, Hoa (10%).
Ngôn ngữ:Tiếng Khmer (95%) là ngôn ngữ chính thức. Mọi công dân Campuchia được gọi là người mang “Quốc tịch Khmer”.
Dân số:Xấp xỉ 13,38 triệu người (nam 6,5 triệu, nữ 6,9 triệu) với tỉ lệ tăng dân số 1,54%/năm (2008).
Đơn vị tiền tệ Tiền Riel, Đồng Đôla Mỹ sử dụng thông dụng trong các giao dịch kinh doanh, du lịch và thương mại. Đồng tiền Việt Nam và tiền Bath của Thái Lan được sử dụng ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Đặc điểm địa hình nổi bật của Campuchia là một hồ lớn ở vùng đồng bằng. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590km² trong mùa khô, khoảng 24.605km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. 

2. Khí hậu

Campuchia có khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 năm trước kéo dài đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. không có bão, khí hậu nắng nóng.

3. Thủ đô Phnom Penh

Phnôm Pênh còn gọi là Nam Vang hay Nam Vinh, là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Vương quốc Campuchia. Đây cũng là thủ phủ của thành phố tự trị Phnôm Pênh, từng được gọi là "Hòn ngọc châu Á" thập niên 1920, Phnôm Pênh cùng với Xiêm Riệp là hai thành phố thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế của Campuchia. Thành phố này có nhiều toà nhà mang ảnh hưởng kiến trúc Pháp cùng nhiều công trình đặc sắc của kiến trúc Khmer. Với dân số là 2,2 triệu người (2011), thành phố này là trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại của Campuchia.

Phnom Penh có nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Hoàng Cung, Chùa Bạc, Chùa Vàng, Casino Naga…

4. Chính trị

Là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp. Nội các là các thành viên trong Hội đồng Bộ trưởng do Đức Vua bổ nhiệm.

Về Lập pháp: Lưỡng viện gồm Quốc hội và Thượng viện

Về Tư pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao; Tòa án Tối cao và các Tòa án địa phương.

Các đảng chính trị: Hiện nay có 61 Đảng phái chính trị, trong đó 3 Đảng lớn là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Bảo hoàng Funcinpec, Đảng CNRP (Cứu nguy dân tộc).

5. Kinh tế - xã hội

Là nước nông nghiệp, có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, chủ yếu sản xuất đồ dệt may, đồ uống, chế biến thực phẩm và đồ gỗ …

Bước sang thế kỷ 21, Campuchia đã thay đổi rất nhiều. Angkor đã trở thành nơi du lịch văn hóa thu hút du khách nước ngoài nhiều nhất ở đất nước này.

6. Văn hoá nghệ thuật đất nước Campuchia

6.1. Tín ngưỡng - Phật giáo Campuchia

Là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tôn giáo mạnh mẽ và tuyệt đối nhất, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Campuchia nó cũng giống như cơm ăn và nước uống vậy. Chính vì vậy tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy cũng như tính thẩm mỹ của người Campuchia; điều này được thể hiện rất rõ ràng trong các kiến trúc đình, chùa và các công trình xây dựng khác. Nổi tiếng với công trình kiến trúc quần thể Angkor đặc biệt là Angkor Wat với các chất liệu bằng đá, đất, cành cây…

Ở Campuchia Phật giáo là tôn giáo nhà nước, Chính phủ khuyến khích ngày lễ Phật giáo, Phật giáo đào tạo và giáo dục cho các nhà sư và những người khác trong chùa khiêm tốn và hỗ trợ một viện để thực hiện nghiên cứu và xuất bản các tài liệu về văn hóa và truyền thống Phật giáo.

Phần lớn mọi người theo Đạo Phật tiểu thừa thờ Phật Thích Ca (trên 80% dân số) và được coi là quốc đạo, còn lại theo đạo Hồi và một số ít đạo theo Công giáo, Tin lành…

6.2. Âm nhạc - ca hát - múa

Âm nhạc chiếm một vị trí quan trọng đối với đời sống, trong mọi lễ hội (lễ cưới, lễ cúng tế thần, lễ cắt tóc, lễ tơ hồng, lễ buộc chỉ cổ tay, lễ tang …)

          Hát cũng có nhiều lối như hát kể chuyện, hát đối đáp, hát minh họa cho một điệu múa cổ điển hay một màn kịch. Các bản ca khúc ngắn, về lao động, tình yêu, niềm vui, hy vọng hay đau buồn … Ngâm thơ cũng được coi như hát.

Múa cổ điển có nguồn gốc từ lâu đời. Cảnh múa đã được bàn tay các nhà điêu khắc dân gian chạm khắc trên các bức tường đá Angkor. Sau thời kỳ Angkor, kinh tế và văn hóa Khmer suy sụp, múa cổ điển tạm thời bị lãng quên. So với tiết tấu, múa cổ điển chậm hơn múa dân gian, nhưng kỹ thuật múa tinh vi, quần áo lộng lẫy, nhân vật hầu hết là vua, quan, thần linh, ma quỷ (Chúc mừng, Tep monorom-hạnh phúc, múa quạt, Apsara, Riem ke …)

Từ thanh niên đến các cụ già ai cũng biết múa Ram-vong trong các lễ cưới, ngày hội, khi nhạc nổi lên, phụ nữ sẽ ra mời nam giới cùng múa từng đôi sẽ nối đuôi nhau thành vòng tròn.

6.3 Kiến trúc và Điêu khắc

Nói đến nghệ thuật Campuchia là nói đến kiến trúc, điêu khắc và trang trí.  Kiến trúc và điêu khắc đã để lại những tác phẩm công trình vĩ đại không chỉ cho dân tộc mà còn cho cả thế giới, sánh ngang với các công trình kiến trúc của La Mã, Hy Lạp và Châu Âu.

Về nghệ thuật, chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ trước Angkor (thời kỳ tiền Khmer), thời kỳ Angkor (thời kỳ nghệ thuật cổ điển Khmer) và thời kỳ sau Angkor. Thời kỳ Angkor là thời kỳ cực thịnh, phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc.

Về điêu khắc, tượng tròn ở Campuchia phát triển. Đền bằng gạch thời kỳ tiền Khmer, theo thời gian bị hư hỏng nhiều, song điêu khắc còn giữ lại một số lượng đáng kể như pho tượng Harihara ở Phrom Da, Sambor Preikuk va Prasat Angdet …Đến thời kỳ Angkor, điêu khắc đạt đến đỉnh cao mà tiêu biểu là Angkor Wat và Bayon. Ngay bên cạnh các đền đài đồ sộ, đối lập với nó là kiến trúc nhà ở nông thôn rất đơn giản. Hầu hết là nhà sàn bằng gỗ hoặc bằng tre, lợp bằng lá thốt nốt.

Đây là đất nước chùa tháp, mỗi làng đều có chùa. Chùa là ngôi nhà đẹp nhất trong làng để thờ Phật, được xây về hướng Đông, mái lợp bằng ngói, một mái hay hai mái chồng lên nhau hình thang, ở giữa nhô lên thành một bức điêu khắc hình tam giác gọi là trán, mái bốn góc cong lên hình đuôi rắn. Đi đến đâu trên đất nước Campuchia, các bạn đều nhìn thấy biểu tượng rắn Naga bảy đầu. (Người xưa dùng tượng Rắn Naga hổ bảy hoặc chín đầu, xòe ra như cây quạt được dùng làm mô tuýp trang trí phổ biến ở khắp các đền đài, chùa chiền, cầu …). Tượng Phật trong chùa thường làm bằng gỗ hoặc đất sơn …

Từ những năm sáu mươi của thế kỉ 20, các thành phố ở Campuchia bắt đầu mở mang, kiến trúc thành thị thừa kế các yếu tố truyền thống kết hợp với hiện đại, tạo thành một nền kiến trúc mới nhưng vẫn mang đậm nét tính dân tộc, thể hiện rõ tài năng kiến trúc, điêu khắc và trang trí độc đáo riêng biệt của dân tộc Campuchia.

7. Điểm nổi bật của người dân Campuchia

7.1. Tính cách

Hầu hết người dân Campuchia hiền lành, chất phác, có lòng thương người và có tính tương trợ lẫn nhau. Họ rất tha thiết với gia đình, làng xóm, quê hương đất nước mình, sùng đạo, có niềm tin sâu sắc với thần linh và số mệnh. Điều đó ảnh hưởng sâu sắc đối với tâm lý dân tộc, tâm lý con người và văn hóa nghệ thuật.

Tôn giáo du nhập vào Campuchia từ rất sớm. Đạo Hindu có mặt tại Campuchia từ thời kỳ sơ khai và nhanh chóng đã chiếm được sự tín ngưỡng của người dân Campuchia. Cho đến thế kỷ thứ VII thì đạo Phật du nhập vào đất nước của những con người có bản chất hiền lành này và nhanh chóng trở thành quốc giáo với trên 90% người dân Campuchia là Phật tử. Và cũng từ đó đến nay đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình.

Campuchia với hàng chục dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những làn điệu nhảy múa khác nhau, chắc chắn du khách đến với Campuchia sẽ có những bữa tiệc nghệ thuật văn hóa khó quên. Nhưng có một số điểm cần tránh khi đến xứ Chùa tháp:

- Không nên xoa đầu trẻ con vì theo người Campuchia đầu trẻ con là nơi rất linh thiêng chỉ có cha mẹ, thánh thần mới được chạm vào.

- Không đưa đồ, đưa tiền hay bất cứ thứ gì bằng tay trái vì theo phong tục của họ tay trái là tay “không được sạch sẽ”.

- Vào chùa không được đội mũ, bỏ giày dép bên ngoài và không được đứng gần cũng như chạm vào nhà sư. Vì người Campuchia tôn thờ đạo Phật một cách tuyệt đối.
Ngoài ra thì cách giao tiếp cũng như sinh hoạt khác đều giống với người Việt chúng ta. Người Campuchia cũng thật thà và dễ gần cho nên không phải quá lo lắng về vấn đề sinh hoạt .

7.2. Phong tục tập quán

Lễ hội lớn nhất ở Campuchia là tết Chol Chnam Thmay được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới. Lễ hội này cũng được tổ chức ở Lào, Thái lan, và Myanmar - những nước có nền văn minh nông nghiệp. Tết Chol Chnam Thmay ở Campuchia người dân Campuchia có một lễ hội rất độc đáo là trong đêm giao thừa, mọi gia đình vùng Biển Hồ làm một cái đèn thật đẹp trên một cái mảng xinh xắn rồi đem ra thả trên mặt hồ. Hàng nghìn ngọn đèn trôi lung linh trên sông thành một hội hoa đăng thật vui và đẹp. Mọi người tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp, vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới sẽ gặp nhiều điều tốt lành. Chính vì thế người dân vùng này thường đua nhau làm những chiếc đèn thật đẹp, lớn và cháy suốt đêm.

Lễ hội Lấy ruộng tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm biểu tượng cho một vụ mùa mới của những người trồng lúa. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng.

Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben được tổ chức vào ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Trong những ngày này mọi người đến chùa cúng tế, đồng thời tạ ơn các nhà sư. Các nhà sư cũng được nghỉ lễ trong 15 ngày không đi khất thực mà người dân đem thức ăn đến cho các nhà sư.

Lễ Bonn Prathen thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật Giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà  sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.

Lễ hội chèo thuyền (hay còn gọi là lễ hội nước) nhằm nhớ đến các lính thủy đã hi sinh để xây dựng thánh đường Ăngkor. Lễ này được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (thường vào ngày 24 đến 26 tháng 11 dương lịch) và thường tổ chức trên sông Mekong tại thủ đô Phnom Penh./


Chuyên đề 2
NHỮNG NHÂN TỐ HÌNH THÀNH, QUYẾT ĐỊNH MỐI QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - CAMPUCHIA, CAMPUCHIA - VIỆT NAM

     Campuchia và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia luôn gắn kết với nhau chặt chẽ, điều này đã được thực tế chứng minh: Nếu một giai đoạn nào đó, quan hệ hai nước trục trặc thì đều tổn hại đến lợi ích của cả Campuchia và Việt Nam. Ngược lại, nếu quan hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác, sự gần gũi về mặt địa lý và sự gắn bó, tương đồng về lịch sử khiến cho nhân dân hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm và chia sẻ, đồng thời là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới.
1. Nhân tố về địa chiến lược
          Việt Nam và Campuchia nằm ở trung tâm bán đảo Ấn-Trung, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Trong phạm vi của bán đảo Đông Dương, Việt Nam nằm ở phía đông dãy Trường Sơn; Campuchia giáp Việt Nam về phía Đông và Đông nam, xung quanh là các nước Thái LanViệt Nam và Lào. Có đường biên giới dài 1.137 km tiếp giáp với Việt Nam.
2. Nhân tố về Văn hóa
Việt Nam và Campuchia đều có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. 
Là cái nôi của nông nghiệp lúa nước, nền kinh tế chủ yếu ở đây là nông nghiệp. 
Chữ viết: dựa trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn Độ đã hình thành nên chữ Chăm Cổ (Việt Nam), chữ Khmer Cổ (Campuchia)
Tôn giáo: Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến các nước Đông Dương về  Phật giáo và Hinđu giáo trong đó có Việt Nam và Campuchia. 
Kiến trúc: Chịu ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ, mang phong cách nghệ thuật kiến trúc Phật Giáo và Hin Đu giáo. Ở Việt Nam có tháp Chàm, Campuchia có quần thể kiến trúc Ăngkor trên cơ sở tiếp thu văn hóa Hinđu giáo.
Người Khmer và người Kinh cùng với các dân tộc khác xuất hiện trên bán đảo Đông Dưong từ xưa đã có quan hệ khăng khít với nhau. Vương quốc cổ Phù nam của người Khmer cổ trải dài từ nam Thái Lan đến nam Việt Nam. Từ xưa các quốc gia cổ của họ đã cùng nhau hay nói cách khác là cùng sống chung trên một vùng đất..... Từ cuối thế kỷ XIX đến nay có số phận lịch sử gần như tương đồng qua từng thời kỳ, từ thuộc Pháp cho tới chịu sự ảnh hưởng Trung Hoa nên rõ ràng văn hóa cũng chịu tác động tương tự dù đậm nhạt ở mỗi nước có khác nhau. 
3.  Nhân tố lịch sử
Từ lâu trong lịch sử, Campuchia đã có mối quan hệ với Việt Nam, trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Những năm 1930 -1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương nhân dân hai nước đã cùng chống thực dân Pháp xâm lược. Đến năm 1954, nhân dân hai nước lại cùng kề vai sát cánh chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1954-1975), lực lượng của Trung ương Cục Miền Nam Việt Nam đã sử dụng phần lãnh thổ Campuchia giáp biên giới Việt Nam để làm căn cứ địa để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa nên Hoa Kỳ đã ném hàng loạt bom xuống các vùng ở Campuchia. Một số nguồn tin cho biết ước tính số thương vong dân sự tại đây đạt tới con số 100.000 người.
Ngày 24/6/1967, đã đánh dấu sự kiện quan trọng hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, khi nhân dân Việt Nam còn đang trong giai đoạn đấu tranh quyết liệt chống Mỹ cứu nước. Đây là sự ủng hộ có ý nghĩa cao cả của Campuchia đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự kiện này cũng khẳng định sự ủng hộ chân tình của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, nền trung lập của Vương Quốc Campuchia do Cựu Quốc Vương Norodom Shihanouk đứng đầu.
Thời kỳ 1975 - 1993: Từ những năm 1975 - 1979 Việt Nam giúp nhân dân Campuchia xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Ieng Sary. Trong 10 năm (1979 -1989), Việt Nam giúp Campuchia khôi phục đất nước sau nội chiến. Giai đoạn 1989 –1993, quan hệ Campuchia Việt Nam chủ yếu xoay quanh việc giải quyết vấn đề hòa bình, hòa hợp dân tộc ở Campuchia. Đây cũng là giai đoạn cực kỳ khó khăn trong quan hệ hai nước.
Thời kỳ 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao, đặc biệt là chuyến thăm chính thức Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".
4.  Nhu cầu và chính sách đối ngoại của Campuchia và Việt Nam
4.1 Nhu cầu hợp tác của hai nước
Nhu cầu quan hệ hợp tác Campuchia -Việt Nam được hình thành trong lịch sử, nhất là trong các thời kỳ cả hai dân tộc bị ngoại bang xâm lược và cai trị, nhân dân hai nước đã chủ động liên minh trong chiến đấu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, đứng trước những thuận lợi và khó khăn của tình hình khu vực và thế giới, nhu cầu hợp tác Campuchia - Việt Nam càng trở nên thiết thực hơn nhằm bảo vệ và phát huy những thành quả đã đạt được.
Về phương diện kinh tế, là hai quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, có vị trí địa lý liền kề, do đó, hợp tác kinh tế giữa hai nước đã đưa lại những lợi ích quan trọng. Về phương diện an ninh - chính trị, lịch sử đã chứng minh Campuchia và Việt Nam có lợi ích căn bản và sống còn trong việc duy trì và phát triển quan hệ với nhau.
4.2 Chính sách đối ngoại của Campuchia
Đối với Việt Nam, quốc gia láng giềng lâu đời của Campuchia, đất nước đã từng giúp đỡ Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ, sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1993, Nhà nước và nhân dân Campuchia luôn dành cho Việt Nam một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Phát huy tình đoàn kết cách mạng trước đây, trong giai đoạn mới, Campuchia hết sức coi trọng quan hệ với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, coi đó là một phần tất yếu nhằm giữ vững ổn định và phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.
Mục tiêu của Campuchia trong chính sách đối với Việt Nam là đảm bảo quan hệ hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, hợp tác hữu nghị đôi bên cùng có lợi, giữ vững an ninh quốc phòng vì lợi ích của mỗi nước và khu vực. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, nhất là chế độ chính trị hai bên khác nhau; đồng thời, nhiều đảng phái tại Campuchia vẫn có thái độ thù địch với Việt Nam, song vượt lên trên tất cả là chính sách nhất quán của lãnh đạo và nhân dân Campuchia dành cho Việt Nam luôn tốt đẹp, thân thiện. Nhìn trên tổng thể, nền ngoại giao của Campuchia trong thời kỳ mới nói chung đều nhằm vào phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh - quốc phòng, ổn định đất nước. Đối với Việt Nam, Campuchia luôn dành ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Năm 2007, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia Việt Nam (1967 -2007), Thủ tướng Campuchia S.Hunsen đã một lần nữa tái khẳng định “cùng nhau chúng ta sẽ hành động để thúc đẩy quan hệ giữa hai dân tộc lên mức cao hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như của đại gia đình ASEAN nói chung”.
4.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam
Đối với Campuchia, Việt Nam thực hiện xây dựng mối quan hệ láng giềng thân thiện giữa hai nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ hai nước bằng con đường hòa bình, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình. Trong chính sách “coi trọng các nước láng giềng” này, Campuchia có một vị trí rất quan trọng. Việt Nam và Campuchia cùng ở khu vực Đông Nam Á - khu vực phát triển kinh tế năng động. Ngoài sự tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quán... hai nước còn có những lợi thế so sánh có thể bổ sung cho nhau. Đặc biệt, sự giúp đỡ  vô tư, trong sáng thân tình, đã làm cho hai nước luôn đoàn kết gắn bó với nhau từ trước đến nay. Chính điều này là nền tảng quan trọng để hai nước tiếp tục nương tựa vào nhau cùng phát triển trong bối cảnh mới. Nhận thức rõ vai trò vị trí của Campuchia cũng như các quốc gia lân cận, Nghị quyết Trung ương VIII (khóa IX) một lần nữa nhấn mạnh “ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố quan hệ với các nước láng giềng”. Với Campuchia, chính sách ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước được nâng lên thành 16 chữ vàng “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Đây chính là tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Campuchia trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài./

Chuyên đề 3
NHỮNG THÀNH TỰU CÓ Ý NGHĨA QUAN TRỌNG TRONG QUAN HỆ
VIỆT NAM – CAMPUCHIA, CAMPUCHIA – VIỆT NAM

I. Quan hệ toàn diện giữa hai nước
1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao
Năm 1930, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, sau một thời gian lãnh đạo đã tách ra thành 3 đảng độc lập đó là Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Đảng nhân dân cách mạng Khơmer năm 1951, Đảng nhân dân cách mạng Lào năm 1955.
Từ 1954-1970, chính quyền Sihanouk thực hiện chính sách hoà bình trung lập tích cực, từng bước có quan hệ tốt với các lực lượng cách mạng Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.
Tháng 3/1965, Hội nghị nhân dân các nước Đông Dương họp ở Phnom Pênh, Mặt trận đoàn kết chống Mỹ của nhân dân các nước Đông Dương được hình thành.
Ngày 24/6/1967, Việt Nam - Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tháng 4/1975 - 7/1/1979, Chế độ diệt chủng Pôn Pốt cầm quyền ở Campuchia. Chúng thi hành chính sách thù địch với Việt Nam, gây ra nhiều cuộc xung đột ở khu vực biên giới Tây Nam và tiến hành cuộc chiến tranh Biên giới chống Việt Nam.
Ngày 7/1/1979, nước Cộng hòa nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Từ 1979 - 1989, quân đội và chuyên gia Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia lật đổ và ngăn chặn chế độ diệt chủng Pôn Pốt quay trở lại, giúp Campuchia hồi sinh. Cuối năm 1989, Việt Nam rút hết quân tình nguyện và chuyên gia về nước.
Tháng 10/1991, Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết. Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử tháng 5/1993 do Liên hiệp quốc tổ chức bầu Quốc hội lập hiến và Chính phủ Hoàng gia Campuchia được thành lập.
Từ 1993 đến nay,  quan hệ Campuchia - Việt Nam trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao  đạt được nhiều thành tựu và có phần khởi sắc trên nhiếu cấp độ:
Kênh ngoại giao Chính phủ: Trong những năm 1993 - 1996, nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã sang thăm Campuchia, có thể kể đến đó là chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch nước Lê Đức Anh...Về phía Campuchia trong giai đoạn này đáng ghi nhận là chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Nôrôđôm Shihanuc (14-16/12/1996), đồng Thủ tướng Ung Huot và Hunsen...Sự kiện được đánh giá làm thay đổi sâu sắc diện mạo quan hệ Campuchia - Việt Nam là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng S.Hunsen vào ngày 13-14/12/1998 (kết thúc thời kỳ 2 Thủ tướng). Việc lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp mới của S.Hunsen đã tạo ra triển vọng mới trong quan hệ hai nước và tái khẳng định sự ưu tiên đối với Việt Nam trong chính sách ngoại giao của Campuchia. Sự kiện Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tới Campuchia là biểu hiện cơ bản nâng tầm quan hệ hợp tác ngoại giao giữa hai nước sau cuộc tổng tuyển cử tháng 7/1998 tại Campuchia. Đặc biệt là chuyến thăm chính thức Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".
Những năm gần đây, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên có các chuyến thăm, làm việc nhằm tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai nước:
- Các lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Campuchia có: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hữu nghị cấp Nhà nước (6-8/12/2011). Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ASEAN 20 (tháng 4/2012), Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thăm Campuchia (tháng 4/2012); Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm, làm việc tại CPC (tháng 8/2012); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại Campuchia từ ngày 12-14/01/2014; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước CHXHCN Việt Nam đã thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia từ ngày 23 - 24/12/2014.
- Các lãnh đạo CPC sang Việt Nam có: Quốc Vương Nôrôđôm Shihamôni thăm cấp nhà nước từ ngày 24-26/9/2012, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia CPC Hun Sen sang Việt Nam hai lần cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khánh thành Khu di tích tại địa điểm thành lập đơn vị 125 - tiền thân lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước CPC tại Đồng Nai ngày 02/01/2012 và đồng chủ trì Lễ khánh thành cột mốc 314 trên tuyến Biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia và Hội nghị hợp tác đầu tư, Việt Nam - Campuchia lần thứ 3 tại Kiên Giang ngày 24/6/2012; Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 20-25/7/2012 và sang Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị quan hệ hữu nghị Quốc hội Việt Nam - Campuchia (23-25/8/2012); Phó Thủ tướng Thường trực Men Sam On dự lễ mít tinh kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (07/01/1979 - 07/01/2012) ngày 07/01/2012; Bộ trưởng Nội vụ CPC Sar Kheng sang Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia lần thứ 7 (08-09/3/2012).
Trong tình hình nền chính trị đa đảng ở Campuchia, Việt Nam chủ trương duy trì, củng cố quan hệ Nhà nước, Chính phủ và với hai đảng cầm quyền là Đảng CPP và Đảng FUNCINPEC. Kênh “ngoại giao nhân dân ”Giao lưu hợp tác giữa các tổ chức hữu nghị của nhân dân hai nước cũng có những bước phát triển như sự ra đời của Liên minh xã hội dân sự vì an ninh con người, đoàn kết nhân dân hai nước vì sự phát triển của đất nước Campuchia... Đáng chú ý là những hoạt động tích cực của Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước và thúc đẩy sự gắn kết giữa hai dân tộc láng giềng. Các địa phương cũng đã tạo lập mối quan hệ gắn bó, nhất là những tỉnh giáp biên giới với Campuchia.
Ngoài ra, hai bên còn phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực chào mừng “Năm hữu nghị Việt Nam – Campuchia 2012” và kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (24/6/1967 - 24/6/2012).
2.Trên lĩnh vực an ninh
2.1. Vấn đề biên giới lãnh thổ
Campuchia và Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền dài 1.137 km đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 10 tỉnh biên giới của Campuchia, toàn tuyến biên giới có 10 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ khác tạo điều kiện cho việc thông thương hàng hóa, qua lại giữa nhân dân hai nước. Do đó, vấn đề biên giới luôn được hai bên quan tâm và tạo mọi điều kiện để giải quyết ổn thỏa, nhằm phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước và của cả khu vực. Campuchia và Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định, biên bản thỏa thuận về việc phân định biên giới trên bộ và trên biển:
- Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia năm 1982 và Hiệp định về quy chế biên giới năm 1983.
- Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia năm 1985.
- Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia và ký Hiệp ước bổ sung năm 2005.
- Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia được ký kết ngày 7/7/1982 tại thành phố Hồ Chí Minh...
Hoạch định và phân định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam đã tiến một bước dài. Tuy nhiên, công việc còn lại vẫn không ít, tình hình chính trị nội bộ của Campuchia vẫn tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề hoạch định và phân định đường biên giới trên đất liền và trên biển giữa hai nước. Trong bối cảnh hợp tác an ninh - chính trị giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, Campuchia và Việt Nam đang cố gắng giải quyết đầy đủ và hợp lý, công bằng và khách quan về vấn đề hoạch định và phân định đường biên giới, đặc biệt là phân định đường biên giới trên biển, trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, vì hòa bình và phát triển.
2.2. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống
Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam và Campuchia đã có những hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng xuất hiện nổi trội với những khái niệm an ninh toàn diện như an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh môi trường, an ninh con người, an ninh tiền tệ, an ninh thông tin... Hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đào tạo, phối hợp bảo vệ biên giới, ngăn chặn sự xâm nhập và phá hoại của các thế lực thù địch, chống âm mưu diễn biến hoà bình, phòng chống tội phạm...Có thể kể đến một số hợp tác như chống nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và buôn lậu qua biên giới, phòng chống tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển, lạm dụng ma tuý ...và nhiều loại tội phạm khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định an ninh - chính trị, kinh tế - xã hội, cũng như sự phát triển bền vững của từng quốc gia, dân tộc. Hai nước cũng có nhiều hoạt động hợp tác an ninh thông qua các diễn đàn khu vực như ASEAN, ARF, GMS(hợp tác Tiểu vùng Mê Công), Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -Campuchia....nhằm tạo điều kiện cho nhau phát triển, đặc biệt là việc thống nhất đẩy mạnh tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu phá hoại sự nghiệp xây dựng đất nước của mỗi bên, đập tan âm mưu “diễn biến hoà bình”,“bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống giữa Campuchia và Việt Nam trong khoảng hai thập niên qua kể từ khi đất nước Campuchia đi vào hòa hợp dân tộc đến nay đã đạt những thành tựu lớn lao, tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho cả hai nước hợp tác sâu rộng hơn nữa trong thời gian tiếp theo vì mục tiêu phát triển hòa bình của hai nước và của cả khu vực.
3. Trên lĩnh vực kinh tế
3.1. Quan hệ thương mại
* Về tình hình xuất nhập khẩu:
Từ năm 1993 đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia và Việt Nam tăng trưởng nhanh. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng bình quân của những năm sau cao hơn những năm trước và mang lại hiệu quả tích cực cho cả hai phía. Những nỗ lực của Campuchia và Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển và đạt hiệu quả cao hơn. Theo Hội đồng Phát triển Vương quốc Campuchia, hiện nay Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 16 của Việt Nam và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 4 vào Campuchia sau Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông. Ngược lại, Campuchia là nước xuất khẩu lớn thứ 25 vào Việt Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Campuchia sau Hoa Kỳ và EU.
* Về cán cân thương mại, theo thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam và số liệu chính thức của Phòng Thương mại Campuchia (CCC) công bố. Từ năm 1993 đến năm 2010, trao đổi thương mại hàng hóa giữa Campuchia và Việt Nam ngày càng tăng, trong đó Việt Nam luôn đứng ở thế xuất siêu với giá trị thặng dư thương mại ngày càng lớn.
*Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, so với các quốc gia trong khu vực, Campuchia và Việt Nam là hai nước có sức sản xuất và tiêu thụ ở mức tương đối. Tuy nhiên, trong phạm vi có thể, Campuchia và Việt Nam vẫn luôn tìm mọi biện pháp đẩy mạnh quá trình trao đổi hàng hóa giữa hai bên được thuận lợi. Hàng xuất khẩu Việt Nam sang Campuchia rất đa dạng về chủng loại, đủ các loại sản phẩm như nhóm hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, xăng dầu, dược phẩm, rau hoa quả tươi, máy móc thiết bị, sản phẩm dệt may, vật liệu dụng cụ ngành tẩy rửa, phân bón, giống cây trồng, dụng cụ ngành giáo dục... Mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là gỗ nguyên liệu đã chế biến, cao su, hạt nông sản như thóc gạo, mè, đậu, điều... Đặc biệt, mặt hàng thép và sản phẩm sắt thép có kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia lớn nhất, sau đó là các mặt hàng vải sợi các loại, vật liệu xây dựng, mì ăn liền. Đây là những mặt hàng truyền thống mà Việt Nam có thế mạnh và Campuchia đang rất cần để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, tiêu dùng hàng ngày, phù hợp với thị hiếu và giá cả phải chăng nên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Campuchia trong thời gian qua.
3.2. Hợp tác đầu tư
Quan hệ hợp tác đầu tư giữa Campuchia và Việt Nam ngày càng có dấu hiệu khởi sắc, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, cũng như tăng cường hơn nữa mối quan hệ truyền thống hai nước trong thời kỳ hội nhập.
Trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi đất nước Campuchia dần đi vào thế ổn định sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 1993 và đổi tên từ Nhà nước Campuchia thành Vương quốc Campuchia thì quan hệ đầu tư giữa hai nước được gia tăng mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, Campuchia và Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả chiến lược đầu tư, kể cả ngắn hạn và dài hạn của các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp thuộc nhà nước lẫn tư nhân. Trong giai đoạn 1999 - 2010, nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân Việt Nam tại Campuchia tăng nhanh cả về số lượng lẫn quy mô. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn thành lập công ty, mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện và đi sâu tìm hiểu để tiến tới hiện thực hóa việc đầu tư tại đất nước gần 14 triệu dân này. Ngoài nguồn vốn FDI, Việt Nam còn tăng cường hợp tác đầu tư với Campuchia bằng vốn viện trợ chính thức (ODA) và vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Campuchia. Mặc dù số vốn của hai chương trình đầu tư này không lớn nhưng cũng góp phần giúp Campuchia thực hiện một số dự án cơ bản, đồng thời nâng cao uy tín và hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam trong lòng nhân dân Campuchia.
Về phía Campuchia, mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế về tiềm lực kinh tế, song Chính phủ và các doanh nghiệp Campuchia vẫn có những nỗ lực xúc tiến đầu tư một số dự án tại Việt Nam, nhất là trong những năm gần đây số dự án và vốn đầu tư có sự gia tăng đáng kể. Tính đến tháng 4/2006, Campuchia là nước có vốn đầu tư vào Việt Nam đứng thứ 58 trong tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam với 4 dự án đang hoạt động và tổng số vốn đăng ký 4 triệu USD.
3.3. Hợp tác về giao thông vận tải
Về đường bộ: Ngày 1/6/1998, Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã được ký kết tại Hà Nội và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia ngày 10/10/2005, Thông tư hướng dẫn  số 02/VBHN-BGTVT ngày 06/01/2014 là cơ sở đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác giao thông vận tải của hai nước. Một số dự án tiêu biểu trong hợp tác giao thông vận tải giữa hai nước: Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 78 của Campuchia, triển khai đầu tư xây dựng cầu Long Bình - Chrey Thom dưới dạng Hiệp định cho vay ưu đãi.
 Về đường hàng không: Hợp tác giữa hai nước không ngừng mở rộng và thu được những tín hiệu khả quan. Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia về vận tải hàng không ký ngày 19/4/1996 tại Hà Nội đã mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Đặc biệt, ngày 26/7/2009, Hiệp định hợp tác của Hàng không Quốc gia Campuchia (Cambodia Angkor Air) với hãng hàng không Vietnam Airlines được ký kết. Theo những thỏa thuận đạt được, Vietnam Airlines sẽ hợp tác toàn diện và hỗ trợ tối đa cho Cambodia Angkor Air trong quá trình triển khai hoạt động, mở rộng và phát triển, trong đó, Vietnam Airlines nắm giữ tỷ lệ 49% vốn điều lệ ban đầu.
Về hợp tác giao thông đường thủy: Campuchia và Việt Nam đã ký Hiệp định vận tải đường thủy đầu tiên vào năm 1998. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển giữa hai nước, ngày 17/12/2009 Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy được ký kết thay thế cho Hiệp định năm 1998, với 5 chương, 39 điều. Hiệp định là văn bản pháp quy cao nhất giữa hai nước về hợp tác giao thông vận tải bằng đường thủy trong thời kỳ mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình đi lại, giao lưu của các phương tiện và nhân dân hai bên, nhất là sự di chuyển trên dòng sông Mekong.
4. Trên một số lĩnh vực khác
4.1. Hợp tác về giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực quan trọng không chỉ đối với Campuchia và Việt Nam mà còn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, từ rất sớm hai nước đã có những hợp tác trên lĩnh vực đặc biệt này nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khu vực cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện nay, hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Campuchia và Việt Nam càng được quan tâm và đẩy mạnh nhằm đáp ứng ngày càng cao công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, cũng như tăng cường mối quan hệ truyền thống giữa hai dân tộc
Về phía Việt Nam:
Việt Nam đã giúp đào tạo cho Campuchia hàng ngàn học sinh, cán bộ bậc cao đẳng, đại học, nghiên cứu sinh trong hầu hết các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, y tế... Kể từ năm 1998, trung bình hàng năm Việt Nam nhận đào tạo cho Campuchia 100 LHS, trong đó có 20 LHS sau đại học. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trong 10 năm (1994 -2003), Campuchia đã gửi sang Việt Nam đào tạo 2.091 LHS, trong đó đã tốt nghiệp 1.667; và 136 nghiên cứu sinh, trong đó đã tốt nghiệp 50 nghiên cứu sinh.
Về phía Campuchia:
Mặc dù còn nhiều khó khăn hơn so với Việt Nam nhưng Chính phủ Campuchia vẫn ưu tiên nhiều suất học bổng dành cho LHS Việt Nam sang học tại Campuchia theo diện Hiệp định, Nghị định thư đã ký kết giữa hai Chính phủ. Từ năm 1992, Việt Nam đã bắt đầu gửi LHS sang tại Campuchia, chủ yếu để đào tạo ngôn ngữ Khơmer và kiến thức văn hóa, xã hội Campuchia nhằm phục vụ công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Trong giai đoạn 1992 -2005 có khoảng 80 LHS Việt Nam được đào tạo tại Campuchia.
4.2. Hợp tác về du lịch
Campuchia và Việt Nam được biết đến là những quốc gia có nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt có nhiều di sản lớn được UNESCO công nhận. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Campuchia và Việt Nam đều chú trọng đến hiệu quả và lợi ích mà ngành du lịch mang lại, vì vậy hợp tác du lịch giữa hai nước cũng được đẩy mạnh trên nhiều phương diện từ hợp tác về khai thác, quảng bá các sản phẩm du lịch đến hợp tác hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển đổi mới của mỗi nước. Đặc biệt, việc quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực này nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh ngành, nhất là lợi thế về mặt địa lý gần kề, mở rộng giao lưu kết nối văn hóa, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh, ổn định chính trị mỗi nước cũng được hai nước đặc biệt chú ý. Số lượng khách du lịch qua lại giữa Campuchia và Việt Nam ngày càng tăng lên. Du lịch hai nước còn mở rộng hợp tác với các nước và khu vực.
4.3. Hợp tác về y tế
Hợp tác y tế giữa Campuchia và Việt Nam là một trong những lĩnh vực quan trọng, được Chính phủ và nhân dân hai nước đặc biệt quan tâm, nhất là giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ Campuchia trong lĩnh vực y tế, việc tiếp nhận thường xuyên và khám chữa bệnh cho người dân Campuchia tại các trung tâm y tế tuyến huyện, tỉnh giáp biên giới và bệnh viện TW của Việt Nam là minh chứng thiết thực cho quá trình hợp tác này. Việt Nam đã hỗ trợ giúp Campuchia xây dựng một số cơ sở hạ tấng y tế quan trọng. Trong năm 2004, thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ kinh phí xây dựng một bệnh viện tại Phnom Penh trị giá 20 triệu USD. Đặc biệt, năm 2010, dự án Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh được khởi công là một trong những công trình quan trọng nhất có ý nghĩa xã hội rất to lớn, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân Phnom Penh nói riêng và nhân dân Campuchia nói chung, góp phần to lớn thúc đẩy mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai quốc gia. Chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan còn tích cực giúp đỡ Campuchia bằng cách tổ chức các đợt khám chữa bệnh và phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở các tỉnh vùng biên giới Campuchia, đặc biệt là mổ đục thủy tinh thể, phẫu thuật vá môi hở hàm ếch...
5. Trong khuôn khổ hợp tác đa phương
5.1. Trong tổ chức ASEAN
Về phương diện kinh tế, những hợp tác giữa Campuchia và Việt Nam đã tạo điều kiện cho hợp tác kinh tế nội khối diễn ra theo hướng tích cực. Đặc biệt, với mục tiêu biến ASEAN thành một khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã chính thức được thành lập tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV (1992). Là những nước gia nhập ASEAN muộn hơn, Campuchia và Việt Nam đã có những nỗ lực cùng với các nước thành viên khác đẩy nhanh quá trình thực hiện AFTA, cụ thể Việt Nam kết thúc lộ trình vào năm 2006 và Campuchia vào năm 2010.
Về phương diện an ninh, sự thúc đẩy hợp tác giữa Campuchia và Việt Nam là điều kiện quan trọng góp phần cùng các nước thành viên ASEAN tạo dựng khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Trước hết là việc tham gia đầy đủ của hai nước vào kế hoạch triển khai chiến lược xây dựng Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) năm 2015.
Về phương diện văn hóa - xã hội, Campuchia và Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình phát triển hợp tác trong lĩnh vực văn hóa - xã hội giữa các nước thành viên ASEAN. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 (11/2004) tại Viêng Chăn, cùng với các quốc gia thành viên, Campuchia và Việt Nam đã nhất trí thông qua Chương trình hành động về văn hóa - xã hội ASEAN.
5.2. Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tam giác Việt Nam -Lào-Campuchia
Được thành lập từ năm 1999 theo sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ Hoàng Gia Campuchia S.Hunsen, Tam giác phát triển chỉ mới hơn 15 năm, thời gian chưa dài nhưng đã thể hiện được vai trò và vị trí đối với quá trình phát triển của mỗi nước cũng như của các địa phương nằm trong chương trình. Tại cuộc họp cấp cao lần thứ hai giữa thủ tướng ba nước tại Thành phố Hồ Chí Minh (1/2002) đã thống nhất xác định vị trí địa lý của Tam giác phát triển gồm 13 tỉnh: Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri và Kratié ở miền Đông bắc Campuchia; Attapu, Salavan, Sekong và Champasak ở miền Nam Lào; Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Như vậy, riêng Campuchia và Việt Nam có đến 9 tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển, đây là cơ sở để hai nước thúc đẩy quan hệ hợp tác hai bên cũng như ba bên với nước bạn Lào. Trải qua các Hội nghị cấp cao ba nước, bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2015, Tam giác Phát triển Việt Nam - Lào -Campuchia từng bước được hình thành, củng cố và phát triển, đưa lại lợi ích to lớn cho cả ba quốc gia trong quá trình hợp tác và hội nhập. Trong những Hội nghị này, Campuchia và Việt Nam đã có nhiều đóng góp thiết thực nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng tổng thể chiến lược kinh tế - xã hội của Tam giác phát triển, cùng với Lào khẳng định quyết tâm đưa mối quan hệ hợp tác lên cao hơn dựa trên mối quan hệ truyền thống và tình hữu nghị, hợp tác toàn diện, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.
5.3. Trong sự phát triển Tiểu vùng sông Mekong
 Campuchia và Việt Nam là hai nước nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong, do đó lợi ích cũng như những khó khăn, thách thức mà sông Mekong mang lại là rất lớn. Trong quá trình hội nhập và phát triển, cả hai nước đều tích cực tham gia vào tổ chức GMS với nhiều kỳ vọng về một chương trình hợp tác “nhiều quốc gia -một điểm đến”, vì lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực. Hợp tác Campuchia -Việt Nam trong GMS trước hết phải kể đến là việc liên kết đa phương và song phương trong các dự án phát triển các hành lang kinh tế, nhất là ba hành lang kinh tế lớn hiện nay:
Hành lang kinh tế Đông -Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc -Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC). Ngoài ra, hai nước còn phối hợp với nhau trong việc bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái của khu vực sông Mekong./

Chuyên đề 4
TÌNH ĐOÀN KẾT, HỮU NGHỊ GIỮA HAI NƯỚC VIỆT NAM – CAMPUCHIA TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC ĐÂY CŨNG NHƯ TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY

Cách đây 48 năm, ngày 24 tháng 6 năm 1967, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn khó khăn, ác liệt nhất, Việt Nam dân chủ cộng hòa và Vương quốc Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là một sự kiện chính trị quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển mối quan hệ bền vững lâu dài giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
Trong quá trình phát triển, nhân dân hai nước đã xây đắp nên mối quan hệ: “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Mối quan hệ truyền thống quý báu đó đã được lãnh đạo và nhân dân hai nước khẳng định là tài sản chung vô giá, một nhân tố đảm bảo thành công của cách mạng mỗi nước, cần phải giữ gìn, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Chúng ta đều biết, vào nửa cuối thế kỷ XIX, Việt Nam, Campuchia và Lào lần lượt bị thực dân Pháp xâm chiếm, biến thành các xứ bảo hộ, thuộc địa của Pháp dưới cái tên “Đông Dương thuộc Pháp”. Họa mất nước, số phận nô lệ đã sớm gắn bó nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân Pháp. Ngay từ những ngày dầu thực dân Pháp đặt chân lên đất nước Việt Nam và Campuchia, những người yêu nước Việt Nam và Campchia đã đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong đấu tranh. Năm 1930, trước những đòi hỏi khách quan của lịch sử, một tổ chức cách mạng có tên gọi là Đảng cộng sản Đông Dương đã ra đời để đảm đương sứ mệnh lãnh đạo nhân dân ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào đoàn kết đấu tranh vì mục tiêu chung là làm cho ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào hoàn toàn độc lập.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và ngày càng đi vào chiều sâu; tình thần yêu nước và truyền thống đấu tranh dũng cảm của nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia đã được phát huy cao độ, trở thành một cao trào cách mạng rộng lớn. Nhằm tăng cường sức mạnh đoàn kết của nhân dân mỗi nước với sức mạnh đoàn kết của nhân dân hai nước, lần đầu tiên các chiến sĩ cánh mạng, quân tình nguyện Việt Nam đã sang Campuchia, cùng đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh với nhân dân Campuchia tổ chức kháng chiến cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 là cơ sở pháp lý quốc tế cao nhất xóa bỏ ách thống trị của thực dân Pháp; độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Campuchia và Lào được thế giới công nhận và tôn trọng. Đó là thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử của tình đoàn kết và liên minh chiến đấu đặc biệt giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Campuchia – Lào.
Thực dân Pháp rút đi, đế quốc Mỹ nhảy vào, thi hành chính sách can thiệp vũ trang xâm lược Việt Nam, Campuchia và Lào. Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” (Hồ Chí Minh), nhân dân ba nước lại sát cánh bên nhau để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hội nghị nhân dân ba nước Việt Nam – Campuchia – Lào, tháng 3/1965 tại Phnôm Pênh, một lần nữa khẳng định tình đoàn kết, liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước. Trong cuộc chiến đấu với đối thủ được coi là mạnh nhất thế giới, hai nước Việt Nam – Campuchia đã dành cho nhau sự giúp đỡ quý báu, chí tình, chí nghĩa, lần thứ hai Việt Nam đưa quân trở lại chiến trường Campuchia, phối hợp cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia chiến đấu chống lại những cuộc hành quân xâm lược của quân đội Mỹ và tay sai. Đỉnh cao của tình đoàn kết chiến đấu vĩ đại của nhân dân hai nước là sự phối hợp hành động trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Với thắng lợi năm 1975, lần đầu tiên trong lịch sử 100 năm, hai nước Việt Nam và Campuchia mới thực sự giành được độc lập hoàn toàn. Tiếc rằng, tiếng súng chống Mỹ vừa chấm dứt, nhân dân hai nước chưa một ngày được hưởng niềm vui thái bình thì ngay lập tức tập đoàn phản động Pôn Pốt, núp dưới chiêu bài dân chủ, giả danh Chủ nghĩa xã hội đã thi hành chính sách diệt chủng đối với nhân dân Campuchia, đồng thời phát động cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam chống lại Việt Nam. Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia trước nguy cơ dân tộc bị diệt chủng, lần thứ ba các chiến sĩ quân tinh nguyện Việt Nam lại có mặt kịp thời, cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia tiến hành cuộc cách mạng. Ngày 7/1/1979, lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo của Pôn Pốt, tiếp đó cùng với Chính phủ và nhân dân Campuchia tiến hành công cuộc hồi sinh dân tộc, xây dựng cuộc sống mới, tạo nên thế nương tựa, hỗ trợ lẫn nhau đối phó với sự bao vây, cấm vận và tiến công quân sự của các thế lực thù địch; phối hợp đấu tranh đi tới một giải pháp chính trị toàn diện, công bằng cho vấn đề Campuchia, đảm bảo độc lập, chủ quyền của Campuchia, bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân Campuchia.
Sau Hiệp định Pari về Campuchia (tháng 10/1991), trước những biến động nhanh chóng và phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước ngày càng phát triển sâu săc với những cơ chế đặc biệt và sự hợp tác toàn diện. Hằng năm, lãnh đạo cấp cao hai nước đều có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và thực hiện các chuyến thăm viếng lẫn nhau dưới nhiều hình thức, đạt được nhiều thỏa thuận chiến lược, vừa định hướng cho tổng thể quan hệ giữa hai nước, vừa kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, thiết thực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước. Các hình thức gặp gỡ trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nhất là những kinh nghiệm về xây dựng đất nước giữa hai nước ngày càng được mở rộng, các hoạt động giao lưu hữu nghị, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các cấp, các nghành, các địa phương, các doanh nghiệp được thúc đẩy mạnh mẽ; sự phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống quan hệ đoàn kết, hữu nghị trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước tiếp tục được tăng cường.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại là lĩnh vực hợp tác truyền thống từ những năm tháng hai nước kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tiếp tục được phát huy, góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội và phát triển của mỗi nước trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với những tiến triển tốt đẹp trong quan hệ nhiều mặt giữa hai nước, các vấn đề về biên giới, kiều dân…cũng từng bước giải quyết trên tinh thần hữu nghị, phù hợp với luật pháp của mỗi nước và thông lệ của quốc tế. Việc hai nước đã ký và phê chuẩn hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định Biên giới quốc gia ký năm 1985, theo đó các Bộ, ngành, địa phương của hai nước đang tích cực triển khai phân giới cắm mốc trên thực địa, dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu cơ bản vào cuối năm 2012 nhưng chưa đạt được do gặp một số khó khăn và sự chống phá của các thế lực thù địch. Khi công tác phân giới cắm mốc hoàn thành sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng đường biên giới hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững./

Chuyên đề 5
GIỮ GÌN, PHÁT HUY TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CAMPUCHIA, CAMPUCHIA – VIỆT NAM

Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước là anh em gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi. Thiên nhiên nhân hậu đã cho dòng sông Mê Công chảy qua hai nước, tưới mát cho những cánh đồng lúa bát ngát dọc đôi bờ, mang cá tôm nuôi dưỡng con người, làm nên cuộc sống trù phú của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia. Dòng Mê Công cũng chứng kiến mối tình hữu nghị đoàn kết keo sơn giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia ngày càng phát triển.
Sau khi Việt Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và giúp Campuchia lật đổ, ngăn chặn chế độ diệt chủng Pôn Pốt, giúp Campuchia hồi sinh tù năm 1979-1989, quan hệ Việt - Campuchia đã chuyển sang giai đoạn mới với phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài". Và việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã được nêu trong các tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia đã ký năm 1999, 2005, 2009, 2011 và 2014; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình để đe dọa an ninh của nước kia, giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa hai nước bằng đàm phán hòa bình.
Để tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới cần bổ sung và điều chỉnh cơ chế, chính sách, chương trình và tổ chức chỉ đạo hợp tác cho phù hợp với thực tế và những đòi hỏi mới của sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay và những năm tới, càng cần phải đẩy nhanh việc điều chỉnh kịp thời, linh hoạt các nội dung đã thỏa thuận bằng các văn bản hợp tác nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, đơn vị hợp tác thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chiến lược hợp tác đã đặt ra.
Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ Việt Nam - Campuchia, trên tinh thần các tuyên bố chung và thỏa thuận cấp cao giữa hai bên vào các nội dung hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Trong quan hệ hợp tác kinh tế sắp tới cần phải chú trọng tính thực chất, hiệu quả và chất lượng. Có nghĩa là, các chương trình hợp tác, nhất là từ phía Việt Nam (các dự án của Việt Nam đầu tư vào Campuchia) phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Campuchia. Việt Nam và Campuchia cần phải phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết trở thành động lực thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ hợp tác toàn diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nước, đưa hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia, trong thời gian tới ngang tầm với quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước
Trước mắt, cần tập trung thực hiện những định hướng lớn đã được thỏa thuận giữa hai bên trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia từ ngày 23 – 24/12/2014 trên cơ sở những nội dung sau:
- Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt mục tiêu 5 tỉ USD vào năm 2015 và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo, chỉ đạo các bộ ngành hữu quan phối hợp với nhau để điều chỉnh các cơ chế và thỏa thuận liên quan nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Hiệp ước, Hiệp định và các thỏa thuận về biên giới giữa hai nước và quyết tâm sớm hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền nhằm xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị.
- Tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao, trao đổi đoàn các cấp; khuyến khích các hoạt động giao lưu giữa nhân dân, nhất là giữa các địa phương biên giới. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục nhân dân hai nước hiểu biết về truyền thống đoàn kết hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc.
          - Hai bên nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và đối xử bình đẳng với kiều dân của nhau như đối với ngoại kiều khác trên lãnh thổ nước mình.
- Hai bên cam kết sẽ tiếp tục phối hợp, chia sẻ thông tin và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương mà hai bên là thành viên; tích cực tham gia xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015 và xây dựng định hướng lớn cho giai đoạn phát triển tiếp theo; nỗ lực củng cố và phát huy sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của khu vực; ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và các cam kết của khu vực. Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau và với các nước thành viên khác của Ủy hội Mê Công quốc tế nhằm bảo đảm việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công./ 
  
KẾT LUẬN

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia đang đứng trước những thuận lợi lớn. Đó là:
- Hai nước vốn có truyền thống, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vô tư, trong sáng; trong quá trình thăng trầm của lịch sử hai nước đã kề vai sát cánh bên nhau trên tinh thần tin cậy.
- Nền văn hóa đặc sắc của hai nước là động lực mạnh mẽ cho các hoạt động giao lưu nhân dân hai nước thời gian qua cũng như trong thời gian tới.
- Lãnh đạo hai nước luôn khẳng định quyết tâm tiếp tục cùng nhau vun đắp mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước phát triển. Sự trao đổi thường xuyên các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đã tạo tiền đề và xác định đường lối đứng đắn cho mối quan hệ giữa các cấp, các ngành, các địa phương hai nước.
- Các cơ chế hợp tác đa dạng góp phần đưa quan hệ hai nước phát triển tích cực, hiệu quả phù hợp với lợi ích của hai nước.
- Hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước đang phát triển thuận lợi. Các chính sách ưu đãi về thương mại, đầu tư, các dự án cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, hệ thống chợ biên giới….đang được triển khai là nền tảng quan trọng cho việc phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác giữa hai nước.
Trên cơ sở những thuận lợi đó và với quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước, sự nỗ lực của các bộ ngành, địa phương và nhân dân hai nước, chúng ta tin tưởng rằng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, bền vững, lâu dài giữa Việt Nam - Campuchia sẽ tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới./

TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ GIỮA HAI TỈNH
ĐẮK LẮK (VIỆT NAM) – MÔNĐULKIRI (CAMPUCHIA)
QUA CÁC THỜI KỲ

I. Vài nét về tỉnh Mônđulkiri - Vương quốc Campuchia
1. Vị trí địa lý
Mônđulkiri là một tỉnh nằm ở phía Đông bắc Campuchia, cách thủ đô Phôm Pênh 382 km, là một tỉnh cao nguyên núi rừng với diện tích tự nhiên 14.282 km2, có biên giới tiếp giáp với nước CHXHCN Việt Nam dài 286 km. Phía Đông và phía Nam giáp với tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, phía Bắc giáp tỉnh Strung treng và Ratanakiri, phía Tây giáp tỉnh Karache. Tỉnh được lập năm 1961 từ một phần của tỉnh Karache.
Tổ chức hành chính hiện nay gồm 01 thành phố (Senmonorom), 4 huyện (Ko Nhét, Keosama, Pachchanđa, Ô Răng), 4 phường, 17 xã và 90 phum. Tổng dân số 14.283 hộ/67.305 nhân khẩu (theo số liệu thống kê năm 2012).
Tôn giáo: Đạo phật.
Dân tộc: Ngoài người Khơmer còn có 10 dân tộc thiểu số khác là Pu nông, Krôn, Krưng, Tumpun; Ro uông, Xtiêng, Gia Rai, Kuôi, Ra đê và Tho muôn. Trong đó 87% dân số làm nông nghiệp; 10% dân số buôn bán; 3% là công chức nhà nước. Là tỉnh có dân cư thưa thớt nhất trong cả nước, mặc dù có diện tích lớn nhất trong các tỉnh của Campuchia.
2 Tình hình kinh tế-xã hội
Sản phẩm nông nghệp hằng năm chủ yếu là lúa, ngô, đậu tương, đậu lạc, khoai sắn đã trở thành hàng hóa và nuôi sống đời sống nhân dân.
Kinh tế liên doanh được chính quyền tỉnh chú trọng, quốc lộ 76 đã được thảm nhựa và đang thi công đoạn từ thành phố Senmonorom đến huyện Kô Nhét, tiếp giáp tỉnh Ratanakiri; tiếp tục thi công các công trình cầu đường trong nội thành; đường liên thôn đã đến tất cả các phum, xã.
Tỉnh có thủy điện nhỏ là Ôromi, Ô M’leng và một số điện máy phát nhưng không đủ để phục vụ cho đời sống và sinh hoạt của nhân dân, Vì vậy, điện lực tỉnh Mônđulkiri đã mua 9 MW điện từ Việt Nam theo cửa khẩu Đắk Đam huyện Ô Răng và mua 310 KW từ cửa khẩu Labakhe huyện Keosima. Sản lượng điện cung cấp trong thành phố Senmonorom là 1.879,536 KW.
II. Vài nét về tình đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa tỉnh Đắk Lắk - Mônđulkiri qua các thời kỳ:
Tỉnh Đắk Lắk trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (bao gồm cả B4 – Quảng Đức) cho đến đầu năm 2004 là tỉnh tiếp giáp với tỉnh Mônđulkiri – Vương quốc Campuchia, có đường biên giới dài 194 km. (Ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk nên tỉnh Đắk Lắk hiện nay chỉ còn giáp với huyện Páchchanđa và huyện Kô Nhét tỉnh Mônđulkiri với đường biên giới dài hơn 73 km)
1. Thời kỳ từ năm 1962 đến 1970
Năm 1962, khi cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam ngày càng ác liệt, một số dân Việt Nam chạy qua lánh nạn bên đất bạn. Trong đó có gần 1000 người của tỉnh Quảng Đức sang lánh nạn ở tỉnh Mônđulkiri và dược nhân dân tỉnh bạn tận tình giúp đỡ về mọi mặt nên cuộc sống của một số đồng bào này tương đối ổn định cho đến năm 1970.
Và từ năm 1965 đến năm 1973, được sự giúp đỡ của Campuchia, đường hành lang Trường Sơn chuyển sang đi trên đất huyện Páchchanđa, Ko Nhét của tỉnh bạn Mônđulkiri. Tuyến đường hành lang này đã đưa hàng vạn cán bộ, bộ đội từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường Miền Nam an toàn.
Cùng với đó, từ năm 1966 đến năm 1970 trên địa bàn huyện Pachchanđa, Ô Răng, huyện Keosama - tỉnh Mônđulkiri, nhiều đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương của ta đứng chân để hoạt động.
Để kịp thời phục vụ cho hàng vạn cán bộ, bộ đội đi trên tuyến hành lang và các đơn vị đóng quân trên đất tỉnh bạn, Bộ chỉ huy Miền thành lập đoàn Hậu cần 86 – làm nhiệm vụ nhận hàng từ miền Bắc chi viện cho Miền Nam qua cảng Sihanoukvillethông qua đoàn 17 Hậu cần của cục R giao bằng đường Ngoại giao. Cụ thể là nhận hàng hóa, lương thực, thực phẩm, thuốc men, vũ khí, đạn dược….đã được vận chuyển bằng các loại phương tiện như: xe ô tô, xe bò, xe thồ, voi đến tại khu vực núi Nậm Lia huyện Páchchanđa, Ô Răng và huyện Kô Nhét. Đoàn hậu cần 86 tiếp nhận để phục vụ cho lực lượng ta; đồng thời, còn làm nhiệm vụ tổ chức thu mua lương thực, thực phẩm tại chỗ của dân bạn phục vụ cho ta.
Có thể nói thời gian này, quan hệ phối hợp giữa hai địa phương trong cuộc đấu tranh chung diễn ra tốt đẹp.
  1. Thời kỳ 1970 đến 1975
Xảy ra sự kiện đáng chú ý là ngày 18/3/1970, được Mỹ hậu thuẫn, bọn Lon Lol, Siric Matak đã đảo chính lật đổ Chính phủ Hoàng gia Campuchia, truất phế quốc vương Sihanúc. Sau đó Mỹ - Ngụy Sài Gòn đã đưa quân qua đánh phá đất nước Campuchia trong đó có các huyện thuộc tỉnh Mônđulkiri. Khi địch đánh sang Campuchia thì hơn 1000 dân Việt Nam đã chạy sang đất bạn năm 1962 lại chạy trở về Việt Nam và có một số dân huyện Páchchanđa tỉnh bạn cũng chạy sang ta để lánh nạn.
Trước tình hình này, theo yêu cầu của lực lượng cách mạng Campuchia, quân đội Việt Nam trong đó có lực lượng tỉnh Quảng Đức đã sang giúp giải phóng 5 tỉnh Đông Bắc Campuchia trong đó có tỉnh Mônđulkiri. Sau đó, ta giúp bạn tổ chức Đại hội Mặt trận rồi giao lại cho bạn, quân đội ta rút về nước. Riêng tại tỉnh Mônđulkiri, TW cục Miền Nam thành lập ban Liên lạc giúp tỉnh bạn do đ/c Phùng Đình Ấm ( tức Ba cung) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đức làm Trưởng Ban. Đồng thời, phái một tiểu đoàn bộ binh - đặt tên là đoàn Tây Sơn do đ/c Ba Cung làm Chính ủy ở lại giúp bạn. Đến năm 1973, TW Cục rút đ/c Ba Cung về, đưa đ/c Đức lên thay làm trưởng đoàn cho đến năm 1975 thì rút về nước. Suốt thời gian Ban Liên lạc và Đoàn Tây Sơn hoạt động trên địa bàn, bạn đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nên đã hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm an toàn và thông suốt.
  1. Thời kỳ từ năm 1975 đến 1989
Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành thắng lợi, nước ta được thống nhất. Nhưng cũng vào thời điểm ấy - đánh dấu mốc từ 17/4/1975 như mọi người đã biết; nước bạn đã phải trải qua thời kỳ hết sức khủng khiếp bởi hoạ diệt chủng của bọn Pôn Pốt. Chỉ sau 3 năm 8 tháng 20 ngày dưới chế độ Pôn Pốt, đã có hơn 2,7 triệu người dân Campuchia bị giết hại; đất nước Campuchia đã phải sống trong cảnh không còn thành phố, không tiền tệ, không chợ búa, không trường học…thật là thê thảm. Cùng với cuộc thanh trừng nội bộ, thanh lọc nhân dân, diệt chủng chính dân tộc mình, Pôn Pốt chủ trương xâm lược Việt Nam, coi đó là mục đích chiến lược lâu dài. Vì vậy, sau khi tiến đánh hai đảo Thổ Chu, Phú Quốc chúng tiến hành đánh phá các làng mạc Việt Nam trên dọc tuyến biên giới. Và ngày 25 tháng 2 năm 1976, chúng đánh chiếm hai đồn 7,8 khu vực Puprăng thuộc tỉnh Đắk Lắk. Cho đến dịp ta kỷ niệm 2 năm ngày giải phóng 30/4/1977, chúng mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.
Trước tình hình đó, thể theo yêu cầu khẩn thiết của nhân dân Campuchia, của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và từ yêu cầu bảo vệ tổ quốc thiêng liêng của ta, ngày 23/12/1978, Quân đội ta trong đó có lực lượng tỉnh Đắk Lắk mở đợt phản công tiêu diệt chế độ diệt chủng Pôn Pốt (Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia thành lập ngày 02/12/1978 với nòng cốt là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia - ra mắt tại Snoul tỉnh Krochie). Ngày 7/1/1979, Thủ đô Phnom Pênh được giải phóng. Đây là một sự kiện nhân đạo và chính nghĩa cao cả: Quân đội và nhân dân Việt Nam đã cứu một dân tộc, cứu đất nước Campuchia anh em thoát khỏi họa diệt chủng, thực hiện hồi sinh dân tộc và xây dựng lại đất nước từ sự hoang tàn, đổ nát. Trong bài phát biểu tại Đại hội II - Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Đắk Lắk ngày 16/9/2011, Ngài Êng Bun Hiêng - Chủ tịch Đảng CPP, Chủ tịch HĐND kiêm Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia tỉnh Mônđulkiri đã nói: “Chúng tôi luôn ghi nhớ và không thể nào quên được về toàn bộ tình hình đã xảy ra trên đất nước Campuchia hơn 30 năm trước khi hàng triệu người dân của chúng tôi bị giết, hàng triệu người đang chờ hành quyết, họ đã kêu gào cầu cứu. Trong khi có một số quốc gia trông thấy người dân Campuchia đắm chìm trong biển máu và nước mắt, họ lại quay sang khuyến khích bọn đao phủ Pôn Pốt cùng đồng bọn thực hiện đường lối diệt chủng tàn bạo. Khi đó chỉ có Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quân đội và nhân dân Việt Nam anh em đã quyết tâm, dũng cảm, tràn đầy tình cảm hữu nghị sâu sắc và nhân đạo rất vĩ đại để giúp cứu Tổ quốc, nhân dân Campuchia khi tình hình đất nước của chúng tôi gặp muôn điều nguy hiểm, khó khăn”.
 Kể từ ngày lịch sử 7/1/1979, đáp ứng yêu cầu của bạn, ta đã cử các Đoàn chuyên gia và các đơn vị quân tình nguyện sang giúp bạn. Đoàn chuyên gia của tỉnh Đắk Lắk giúp tỉnh Mônđulkiri trong 10 năm (từ 1979 đến 1989)với tổng số 58 đồng chí thường xuyên có mặt làm nhiệm vụ. Ngoài Trưởng, Phó đoàn còn có các chuyên gia về tổ chức, tuyên huấn, kế hoạch, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, dân vận, thanh niên, an ninh; không những chỉ ở tỉnh mà còn cử chuyên gia xuống giúp cấp huyện, xã. Và nếu kể cả số anh chị em được cử sang phục vụ các mặt như thông tin liên lạc, cơ yếu, lái xe, cảnh vệ, cấp dưỡng, y tế và phiên dịch thì có đến 300 đồng chí.
Trong thời gian làm nhiệm vụ trên đất bạn, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, các chuyên gia và quân tình nguyện của chúng ta gặp không ít khó khăn thách thức. Điều đáng quan tâm là sự khiếm khuyết về kinh nghiệm công tác chuyên gia và cứ 3 năm lại thay đổi một lần nên việc tích lũy kinh nghiệm bị hạn chế. Mặt khác, tỉnh Mônđulkiri là tỉnh vùng núi Đông Bắc đất rộng, người thưa có những đặc điểm khó khăn riêng khác với các tỉnh đồng bằng của bạn. Nhưng suốt 10 năm đó, quân tình nguyện và đoàn chuyên gia Đắk Lắk luôn quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng “giúp bạn cũng là tự giúp mình, vừa là nghĩa vụ quốc tế cao cả, vừa là nghĩa vụ đối với dân tộc” nên đã bảo đảm sự đoàn kết nhất trí, có sự chỉ đạo từ trên xuống dưới; Hơn nữa lại có sự hợp tác chặt chẽ của các cấp tỉnh bạn với chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam nên đã giành được kết quả toàn diện, đáng khích lệ trên các mặt kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; công tác tổ chức cán bộ, xây dựng hệ thống chính trị. Bằng sự giúp đỡ tận tình của đội ngũ chuyên gia và quân tình nguyện, cùng với sự nỗ lực của bạn, sự hợp tác của tỉnh Đắk Lắk, trong 10 năm đó nền an ninh quốc phòng của tỉnh bạn được củng cố và ngày càng mạnh, kinh tế - xã hội từng bước được phục hồi và phát triển. Đặc biệt, phải kể đến những kết quả trong xây dựng thực lực cách mạng nhất là đội ngũ cán bộ đảng viên 260 đồng chí, làm nòng cốt cho việc củng cố, phát triển bộ máy Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, các tổ chức thuộc hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đây được coi là thành công lớn nhất để lại cho bạn trước khi quân tình nguyện và chuyên gia ta rút hết về nước tháng 01/1989. Tại buổi lễ trao tặng huân chương của nhà nước Campuchia tặng cho các chuyên gia, quân tình nguyện Đắk Lắk năm 1989, đồng chí Ly Son - Bí thư Tỉnh ủy Mônđulkiri đã đánh giá: “Những thắng lợi vẻ vang trong thời gian hơn 10 năm qua của cách mạng Campuchia đều gắn liền chặt chẽ với sự giúp đỡ to lớn và hữu hiệu của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Bộ đội Việt Nam, trong đó có sự giúp đỡ và ủng hộ to lớn, hữu hiệu của Đảng bộ, Chính quyền, các lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Đắk Lắk - một tỉnh kết nghĩa với tỉnh Mônđulkiri của chúng tôi. Sự giúp đỡ này đã góp phần thiết thực làm cho tỉnh Mônđulkiri của chúng tôi đứng vững thành một tiền đồn kiên cố trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và có những chuyển biến về mọi mặt. Đảng bộ, UBND tỉnh và nhân dân đủ mọi sắc tộc tỉnh Mônđulkiri mãi mãi nhớ ơn sâu sắc đối với quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Việt Nam, Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, đặc biệt và trực tiếp là đối với Tỉnh ủy, UBND và các đoàn thể đã hết sức hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, cán bộ chiến sĩ tỉnh Đắk Lắk hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế vô sản trên đất nước, tỉnh Mônđulkiri của chúng tôi”.
4. Từ năm 1989 đến nay
Thời kỳ từ năm 1989 đến nay, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục hợp tác, giúp đỡ tỉnh Mônđulkiri về mọi mặt. Quan hệ chính trị ngày càng phát triển thông qua các cuộc viếng thăm và làm việc giữa hai tỉnh; các cuộc giao lưu của nhân dân, thanh niên hai tỉnh và các huyện có chung đường biên giới. Bước sang năm 2001, tình hình trên tuyến biên giới có một số diễn biến phức tạp do các thế lực thù địch tăng cường hoạt động nhằm gây mất ổn định, phá hoại mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, hai tỉnh. Do đó cả ta và bạn đều có nhu cầu đẩy mạnh các họat động gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa hai chính quyền, Mặt trận, các ngành, tổ chức hữu quan hai bên lên cao hơn. Đáng chú ý là đã tổ chức hội nghị nhân dân và thanh niên các xã biên giới thuộc hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp về “Cam kết xây dựng xã biên giới có kinh tế phát triển, an ninh quốc phòng vững mạnh, đoàn kết hữu nghị với bạn” được tổ chức tại huyện Ea Súp; hoặc hội nghị tổng kết: “Củng cố, phát triển tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa hai tỉnh Đắk Lắk - Mônđulkiri” do Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức diễn ra tại Tp. Buôn Ma Thuột năm 2010.
Cùng với việc củng cố và tăng cường quan hệ về chính trị, là sự giúp đỡ hợp tác đầu tư. Mặc dù sau giải phóng Đắk Lắk còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, nhưng tỉnh đã vì nghĩa vụ quốc tế cao mà xúc tiến việc giúp đỡ bạn. Từ sự trợ giúp bạn tổ chức lại cuộc sống cho dân khi bạn vừa mới thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt, đang còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong những tháng năm ban đầu mới giải phóng . Từ trợ giúp lương thực, thực phẩm, hàng hóa, phân bón, giống cây con, làm đường sá, trợ giúp về y tế, thủy lợi, trường học cho đến xây dựng trụ sở cho chính quyền, lực lượng vũ trang tỉnh. Những năm vừa qua, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đầu tư và hợp tác giúp bạn. Thực hiện thỏa thuận giữa hai Chính phủ, chính quyền hai tỉnh, Công ty Cao su Đắk Lắk đã khắc phục khó khăn, hạn chế ban đầu trong triển khai thực hiện dự án đầu tư trồng 5000 ha cao su trên đất bạn nhằm tạo biến đổi về kinh tế, giúp bạn tiếp cận phương thức canh tác và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận tỉnh bạn. Hoặc như Đài Phát thanh - Truyền hình Đắk Lắk đã đầu tư 2,4 tỉ VNĐ để xây dựng tháp ăng ten phát sóng, phát thanh FM  cao 70m cho tỉnh bạn. Ngoài ra, các hoạt động giúp xóa đói, giảm nghèo, khuyến học cũng được tiến hành thường xuyên không những tỉnh làm mà có cả các huyện biên giới, các doanh nghiệp cũng tham gia.
Bên cạnh đó, hai tỉnh đã tham gia tích cực các hoạt động trong khuôn khổ tam giác phát triển; đến nay đã thực hiện ký kết 11 Biên bản thỏa thuận với các nội dung phối hợp hợp tác chủ yếu về đầu tư xây dựng cửa khẩu, phục vụ hợp tác phát triển kinh tế; giải quyết cho các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk được tiến hành khảo sát tại tỉnh Mônđulkiri - Campuchia để đầu tư phát triển trên các lĩnh vực kinh tế như nông nghiệp, xây dựng thủy điện, mở tour du lịch, khảo sát đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực biên giới. Tính từ năm 1999 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ tỉnh Mônđulkiri - Campuchia số tiền là 24.510.660.000 (hai mươi bốn tỷ, năm trăm mười triệu, sáu trăm sáu mươi nghìn đồng) (Số liệu năm 2013)
Một sự kiện đáng quan tâm là theo sự chỉ đạo của TW, tháng 8 năm 2006, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia của tỉnh đã được thành lập và tiến hành đại hội lần thứ nhất, đến tháng 9 năm 2011 đã tiến hành đại hội lần thứ hai. Cùng với đó là sự hình thành Hội ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Tp. Buôn Ma Thuột và huyện Cư’Mgar. Đặc biệt là Bộ dội Biên phòng tỉnh cũng được phép của Cục Chính trị BTL Bộ đội Biên phòng Việt Nam cho thành lập một chi hội trực thuộc tỉnh Hội. Về phía bạn, trong năm 2011 cũng đã thành lập Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam do chính Ngài Chủ tịch Đảng CPP tỉnh làm Chủ tịch. Từ ngày hình thành tổ chức Hội hữu nghị của hai địa phương, mối quan hệ giữa hai tỉnh càng có điều kiện thuận lợi để phát triển theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Trong năm 2012, năm hữu nghị Việt Nam – Campuchia, cùng với nhiều hoạt động chung giữa hai nước, hai tỉnh, đoàn cán bộ lãnh đạo Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh đã sang thăm và làm việc với lãnh đạo Hội tỉnh bạn. Hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ gồm ba điểm trong đó thống nhất triển khai 5 công việc cụ thể nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị quan hệ hợp tác trong thời gian tới.
III. Giữ gìn và phát huy tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa hai tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) - Mônđulkiri (Campuchia):
1. Hai tỉnh nhất trí tổ chức công bố quyết định của Chính phủ hai nước về thành lập cửa khẩu; thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư nâng cấp các công trình giao thông từ hai tỉnh đến cửa khẩu để thuận lợi trong việc giao lưu, hợp tác phát triển giữa hai tỉnh được thuận lợi. Trong đó, tạm thời phối hợp mở cửa khẩu phụ để thực hiện việc thông thương giữa hai tỉnh.
2. Tiếp tục hợp tác đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, trọng tâm là trồng rừng, cao su, cà phê, cây lương thực và khai thác chế biến nông, lâm sản để tiêu dùng và xuất khẩu. Hợp tác trong quản lý, bảo vệ rừng, khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả tài nguyên rừng; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; phối hợp tổ chức khỏa sát, xác định vị trí và lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng tại tỉnh Mônđulkiri như đá Granit, đá xây dựng…
3. Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phối hợp với tỉnh Mônđulkiri tổ chức đào tạo về lĩnh vực du lịch, hợp tác phát triển trong lĩnh vực thương mại, du lịch
4. Thực hiện các chương trình hợp tác phát triển của các Sở, ban ngành đoàn thể của hai tỉnh đã ký kết; Tiếp tục phối hợp trong công tác tìm kiếm quy tập hài cốt quân tình nguyện Việt Nam; tỉnh Mônđulkiri hỗ trợ cho Đội công tác kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk (K51) trong việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ Việt Nam đã hi sinh ở tỉnh Mônđulkiri.
5. Hai tỉnh tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân sinh sống dọc biên giới hai tỉnh thực hiện các quy định về khu vực biên giới và giữ vững ổn định biên giới giữa hai tỉnh Đắk Lắk - Mônđulkiri; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tỉnh Đắk Lắk tham gia các dự án kiến thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh Mônđulkiri.
6. Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới giữa hai tỉnh.
7. Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, viên chức và người dân tỉnh Mônđulkiri đi khám và chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
8. Để đảm bảo duy trì ổn định an ninh, trật tự của hai tỉnh và chủ động phòng ngừa, tích cực phối hợp đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc địa bàn trong thời gian tới; Công an tỉnh Đắk Lắk và Công an tỉnh Mônđulkiri cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung “Thỏa thuận hợp tác phòng, chống tối phạm” đã ký kết ngày 27/8/2009 tại thành phố Senmonorom tỉnh Mônđulkiri; đồng thời, thực hiện tốt một số hoạt động trọng tâm như: tiếp tục duy trì mối quan hệ láng giềng, hữu nghị, thân thiện, đoàn kết giữa hai chính quyền; tạo điều kiện thuận lợi để các Doanh nghiệp và nhân dân hai nước qua lại biên giới; kịp thời phát hiện ngăn chặn hiệu quả mọi âm mưu, hoạt động nguy hại đến an ninh quốc gia mỗi bên; tiếp tục phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự, phục vụ công tác phân giới cắm mốc biên giới qua địa bàn hai tỉnh; phối hợp triển khai các biện pháp bảo vệ cột mốc biên giới đã xây dựng./

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét