Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Việt Nam – Lào – Campuchia hợp tác hữu nghị và phát triển

Việt Nam – Lào – Campuchia hợp tác hữu nghị và phát triển

Tác giả :
  • PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng (chủ biên)
Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông
Năm xuất bản: 2012
Số trang: 321

Có thể nói, từ trước đến nay, ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, núi liền núi, sông liền sông vốn có sự gần gũi về văn hóa và luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Với vị thế địa chính trị hết sức quan trọng, là điểm giao thoa, cầu nối của lục địa Châu Á, cả ba nước đều đang phấn đấu xây dựng đất nước phồn vinh, vì hòa bình và phát triển. Việt Nam – Lào – Campuchia có mối quan hệ từ lâu đời, đặc biệt những năm gần đây quan hệ kinh tế ba bên ngày càng được phát triển với triển vọng ngày càng tốt đẹp. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để tiếp tục mở rộng hình thức hợp tác giữa ba nước.
Với sự quyết tâm của ba nước, hơn một thập kỷ qua, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, những thành tựu đó đã chứng tỏ tình đoàn kết hữu nghị hợp tác, phát triển vì lợi ích chung của ba quốc gia và khu vực ASEAN, hứa hẹn những thành công mới trong thời gian tới.
Cuốn sách tam ngữ “Việt Nam – Lào – Campuchia hợp tác hữu nghị và phát triển” được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào (15.9.1962 – 15.9.2012), 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị hợp tác Việt Nam – Lào (17.7.1977 – 18.7.2012) và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia (24.6.1967 – 24.6.2012) nhằm minh chứng rõ hơn những thành quả hợp tác đã đạt được của ba nước trong thời gian qua, góp phần củng cố vun đắp tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia hiện tại và trong tương lai.
Nội dung cuốn sách được trình bày trong 4 phần. Phần I: Cơ sở thực tiễn xây dựng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, phần này khẳng định quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam – Lào – Campuchia là cơ sở quan trọng đối với việc phát triển Tam giác phát triển; và nêu lên đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, văn hóa và con người của các tỉnh trong Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Phần II: Thực trạng phát triển trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Trong phần này các tác giả đề cập tới các vấn đề như: tăng cường và chuyển đổi cơ cấu kinh tế; thương mại và đầu tư trong khu vực Tam giác; cơ sở hạ tầng trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; thực trạng lao động và việc làm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; các vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Phần III: Những thành tựu nổi bật trong hợp tác phát triển khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia: tăng cường mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư; hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; huy động các nguồn viện trợ quốc tế đối với vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Phần IV: Định hướng và giải pháp phát triển Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Phần này có các nội dung: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; điều chỉnh quan điểm và mục tiêu phát triển và hợp tác; giải pháp phát triển Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia hiện nay và trong thời gian tới.
Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét